6. MÔ TẢ THỰC TRẠNG NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TÂY NINH NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về bệnh lý rối loạn lipid máu của người bệnh tại Bệnh viện Y
Dược Cổ Truyền Tây Ninh năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang trên người bệnh khám và điều trị RLLPM tại Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Tây Ninh từ
tháng 3/2022 đến tháng 8/2022. Kết quả: Trong 183 đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ rối loạn lipid máu
ở nam giới cao hơn nữ giới. Người trên 60 tuổi có tỷ lệ mắc RLLPM cao nhất (61,2%), chủ yếu là
dân tộc Kinh (92%), sống ở khu vực thành thị (62,3%). 74,3% người bệnh RLLPM có béo phì, 56,8%
không hút thuốc lá, 61,2% không uống rượu bia, 63,4% không thường xuyên tập thể dục, 57,4% có
sử dụng các loại thực phẩm nhiều mỡ trong bữa ăn. 53,6% có thói quen ăn nhiều chất ngọt, 55,7%
không có thói quen ăn nhiều chất xơ; 69,4% người bệnh RLLPM mắc kèm bệnh lý cơ xương khớp,
61,7% mắc kèm bệnh lý tim mạch, 37,7% mắc kèm đái tháo đường. 44,8% số người bệnh có kiến
thức đúng về bệnh lý RLLPM, 51,91% số người bệnh biết về các phương pháp điều trị của YHCT,
biết tên cây thuốc hoặc các chế phẩm thuốc YHCT có thể kiểm soát và điều trị bệnh RLLPM. Kết
luận: Cần đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người bệnh về RLLPM và hiệu
quả của YHCT trong điều trị RLLPM.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn lipid máu, kiến thức.
Tài liệu tham khảo
của Hội Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và
điều trị rối loạn lipid máu, Nhà xuất bản Y học
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr. 476- 496, 2008.
[2] Military Medical Academy- Traditional Medicine
Pathology, Dyslipidemia, People’s Army
Publishing House, 2012: 396-403
[3] Catapano AL, Guidelines for the management
of dyslipidemia. european heart journal,
2016doi:10.1093/eurheart/ehw272.
[4] Aronow WS, Diagnosis and management of
coronary artery disease, In: Howard M. Fillit,
Kenneth Rockwood, Kenneth Woodhouse.
Brocklehurst’s, Textbook of Geriatric Medicine
and Gerontology, Saunders Elsevier, 2010, 7th
edition, pp: 286- 294.
[5] Trương Văn Trị, Nguyễn Đức Công, Nghiên cứu
đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi
tại Bệnh viện Thống nhất, Tạp chí Nghiên cứu
Y học TP. Hồ Chí Minh, số 1, tập 16, tr. 18- 24,
2012.
[6] Pongchaivakul C, “Prevalence of dyslipidemia in
rural Thai adults: an epidemiologic study in Khon
Kaen province”, J Med Assoc Thai, 2002, 88(8):
1092-7.
[7] Katzel LI, Dyslipoproteinemia. Hazzard’s
Geriatric Medicine and Gerontology, The Mc
Graw Hill Compaines Inc, 2009 110:1235-42.
[8] Nguyễn Quang Bảy, Rối loạn chuyển hóa lipid,
Chuyên đề nội tiết chuyển hóa, nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr.386-403, 2008.