5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT GHÉP THẬN CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM

Ngô Mạnh Dinh1, Lưu Quang Thuỳ1, Trịnh Văn Đồng2
1 Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn trong và sau phẫu thuật ghép
thận của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) so với giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát (PCA).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ghép thận theo
chương trình tại Trung tâm Gây mê hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phân bố
ngẫu nhiên làm 2 nhóm can thiệp gây tê ESP và nhóm chứng PCA. Kết quả: Tuổi, chiều cao, cân
nặng BMI, chẩn đoán, ASA, liều lượng thuốc và phương pháp gây mê không có sự khác biệt giữa
hai nhóm can thiệp ESP và không can thiệp ESP với p > 0.05. Nhóm ESP thời gian yêu cầu thuốc
giảm đau đầu tiên ở nhóm là 5,7 ± 2,45 giờ, dài hơn nhóm PCA đơn thuần 1.76 ±0,31 giờ. Lượng
morphin tiêu thụ 24 giờ của ESP 5,8 ± 3,5mg so với nhóm PCA đơn thuần: 13,3± 6.5mg p < 0,05.
Điểm VAS khi nghỉ và vận động của nhóm được gây tê giảm có ý nghĩa thống kê. Kết luận: ESP là
phương pháp giảm đau trong và sau mổ hiệu quả, giảm liều morphin, giảm lượng tiêu thụ morphin,
khuyến cáo nên áp dụng để tăng cường hiệu quả giảm đau sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Abu Elyazed MM, Mostafa SF, Abdelghany MS
et al., Ultrasound-Guided Erector Spinae Plane
Block in Patients Undergoing Open Epigastric
Hernia Repair: A Prospective Randomized
Controlled Study. Anesth Analg. 2019;129(1):235-
240. doi:10.1213/ANE.0000000000004071.
[2] Chin KJ, Lirk P, Hollmann MW et al., Mechanisms
of action of fascial plane blocks: a narrative
review. Reg Anesth Pain Med. 2021;46(7):618-
628. doi:10.1136/rapm-2020-102305.
[3] Chin KJ, Adhikary S, Sarwani N et al., The
analgesic efficacy of pre-operative bilateral
erector spinae plane (ESP) blocks in patients
having ventral hernia repair. Anaesthesia.
2017;72(4):452-460. doi:10.1111/anae.13814
[4] Cui Y, Wang Y, Yang J et al., The Effect of
Single-Shot Erector Spinae Plane Block (ESPB)
on Opioid Consumption for Various Surgeries: A
Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials.
J Pain Res. 2022;15:683-699. doi:10.2147/JPR.
S346809
[5] Fu J, Zhang G, Qiu Y, Erector spinae plane
block for postoperative pain and recovery in
hepatectomy: A randomized controlled trial.
Medicine (Baltimore). 2020;99(41):e22251.
doi:10.1097/MD.0000000000022251.
[6] Hamed MA, Goda AS, Basiony MM et al.,
Erector spinae plane block for postoperative
analgesia in patients undergoing total abdominal
hysterectomy: a randomized controlled study
original study. J Pain Res. 2019;Volume 12:1393-
1398. doi:10.2147/JPR.S196501
[7] Huang J, Liu JC, Ultrasound-guided erector
spinae plane block for postoperative analgesia:
a meta-analysis of randomized controlled trials.
BMC Anesthesiol. 2020;20:83. doi:10.1186/
s12871-020-00999-8
[8] Viderman D, Aubakirova M, Abdildin YG, Erector
Spinae Plane Block in Abdominal Surgery: A
Meta-Analysis. Front Med. 2022;9:812531.
doi:10.3389/fmed.2022.812531