4. SO SÁNH HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP CỦA TRUYỀN TĨNH MẠCH LIÊN TỤC NORADRENALIN VỚI PHENYLEPHERIN TRONG GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Đỗ Đức Trung1, Nguyễn Công Hùng1, Nguyễn Đức Lam2
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả dự phòng tụt huyết áp của truyền tĩnh mạch liên tục noradrenaline với
phenylepherine trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Những sản phụ có chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình,
chiều cao trung bình, cân nặng trung bình trong nghiên cứu của hai nhóm là tương đương nhau. Tất
cả các sản phụ ở cả hai nhóm đều xuất hiện mất cảm giác ở mức T10 (nhóm N: 2,75 ± 0,71, nhóm
P: 2,67 ± 0,85) và T6 (nhóm N: 4,17 ± 0,81, nhóm P: 4,22 ± 0,89) khá nhanh, tuy nhiên khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Thời gian ức chế vận động theo điểm Bromage trung bình đều
không có sự khác biệt (p>0,05). Tỉ lệ tụt HA từ 20%-30%: Nhóm N là 2 ca chiếm 6% và nhóm P là
4 ca chiếm 8%. Kết luận: Truyền tĩnh mạch liên tục noradrenaline có hiệu quả dự phòng tụt huyết
áp tương đương với truyền tĩnh mạch liên tục phenylepherine trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Hoàng Ngọc, Đánh giá tác dụng vô cảm
và giảm đau sau mổ trong mổ lấy thai của gây tê
tủy sống bằng Bupivacain kết hợp với Morphin
ở các liều khác nhau. Luận văn chuyên khoa II.
Trường Đại học Y Hà Nội, 2010.
[2] Sầm Thị Quý, Đánh giá hiệu quả của phenylephrin
tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê
tủy sống để mổ lấy thai. Luận văn Chuyên khoa
2. Trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
[3] Trần Văn Cường, Đánh giá hiệu quả gây tê tủy
sống bằng các liều 7mg, 8mg, 10mg bupivacain
tỷ trọng cao 0.5% kết hợp 40µg fentanyl. Luận án
Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược
Lâm sàng 108, 2013.
[4] Vũ Thị Thu Hiền, Nghiên cứu liều lượng
bupivacain tỷ trọng cao theo chiều cao, cân nặng
trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động,
Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà
Nội, 2013.
[5] Kinsella SM, International consensus statement
on the management of hypotension with
vasopressors during caesarean section under
spinal anaesthesia. Anaesthesia. 73(1): p. 71-92,
2018.
[6] Mercier FJ, Maternal hypotension during spinal
anesthesia for caesarean delivery. Minerva
Anestesiol. 79(1): p. 62-73, 2013.
[7] Ngan Kee WD, Randomized double-blinded
comparison of norepinephrine and phenylephrine
for maintenance of blood pressure during spinal
anesthesia for cesarean delivery. Anesthesiology.
122(4): p. 736-45, 2015.
[8] Teoh WH and AT Sia, Colloid preload versus
coload for spinal anesthesia for cesarean delivery:
the effects on maternal cardiac output. Anesth
Analg. 108(5): p. 1592-8, 2009.