10. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI TỪ 25-64 TUỔI TẠI TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được
quan tâm nhất hiện nay. Hội chứng chuyển hóa không chỉ gia tăng ở các thành phố lớn, các tỉnh khu
vực đồng bằng sông Hồng như Thái Bình cũng có tỷ lệ mắc HCCH ngày càng gia tăng. Xác định
được thực trạng mắc HCCH và các yếu tố liên quan đến mắc HCCH là cần thiết.
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan tới mắc hội chứng chuyển hoá ở người từ 25 đến 64 tuổi
tại tỉnh Thái Bình.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả có phân tích qua một cuộc điều
tra cắt ngang trên 1336 người từ 25-64 tuổi tại 6 huyện/thành phố của tỉnh Thái Bình năm 2019.
Kết quả: Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc HCCH: tăng theo tuổi (OR = 1,08, p<0,05); BMI (OR
= 1,45, p<0,05); nhịp tim (OR = 1,05, p<0,05); thường xuyên sử dụng đồ chấm (OR = 2,40, p<0,05);
thường xuyên cho muối vào đồ ăn (OR = 2,88, p<0,05); tiền sử ĐTĐ (OR = 2,85, p<0,05); chế độ ăn
giảm chất béo (OR = 1,34, p<0,05)
Kết luận: Nguy cơ mắc HCCH có liên quan đến tuổi, BMI, nhịp tim, chế độ ăn mặn, tiền sử mắc
đái tháo đường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng chuyển hóa, 25-64 tuổi, yếu tố liên quan, Thái Bình.
Tài liệu tham khảo
người 25-74 tuổi tại cộng đồng và một số yếu tố
nguy cơ. Báo cáo kết quả đề tài nhánh cấp Nhà
nước KC10.05/06-10, 2010.
[2] Nguyễn Quốc Việt , Tạ Văn Bình, Đoàn Thái
Hưng & cs, Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa
tại một số khu vực nội thành Hà Nội (theo tiêu
chuẩn IDF-2005), Tạp chí Y học Thực hành, số
825(6), tr. 129-132, 2012.
[3] Trần Quang Bình, Hội chứng chuyển hóa ở người
có chỉ số khối cơ thể bình thường tại cộng đồng
tỉnh Hà Nam, Tạp chí Y học Dự phòng, số Tập
XXV, Số 8 (168), tr. 363-370, 2015.
[4] Võ Thị Dễ, Tần suất và đặc điểm hội chứng
chuyển hóa trong cộng đồng tỉnh Long An năm
2010, Tạp chí Y học Thực hành, số 856- số
1/2013, tr. 13-16, 2013.
[5] Đỗ Văn Lương, Hiệu quả sử dụng gạo lật nảy
mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội
chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 ngoại trú, Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng
quốc gia, 2019.
[6] Podang Jongkol, Sritara Piyamitr, Narksawat
Kulaya, Prevalence and Factors Associated with
Metabolic Syndrome among a Group of Thai
Working Population: a Cross Sectional Study, J
Med Assoc Thai, No. 96, pg S33-S41, 2013.
[7] Jiang X, Liu X, Wu S et al., Metabolic syndrome
is associated with and predicted by resting heart
rate: a cross-sectional and longitudinal study,
BMJ Heart, No. 101(1), Pg. 44–49, 2015.
[8] Oh SW, Han KH, Han SY et al., Association of
Sodium Excretion With Metabolic Syndrome,
Insulin Resistance, and Body Fat, Medicine
(Baltimore), No. 94(39), Pg. e1650, 2015.
[9] Jahangiry L, Khosravi-Far L, Sarbakhsh P et
al., Prevalence of metabolic syndrome and its
determinants among Iranian adults: evidence of
IraPEN survey on a bi-ethnic population, Sci
Rep, No. 9(1), Pg. 7937, 2019.