KHẢO SÁT SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS GÂY NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Tăng Xuân Hải1, Trần Minh Long1, Nguyễn Đăng Tiến Dũng1, Nguyễn Văn Ngọc1, Cao Thị Linh Chi1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình hình kháng kháng sinh của S. aureus hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ
An.
Đối tượng-Phương pháp: Mô tả cắt ngang các mẫu bệnh phẩm: máu, đàm, nước tiểu, dịch cơ
thể, các loại mủ của các bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022.
Kết quả: S. aureus đề kháng rất cao với nhiều loại kháng sinh, gồm benzylpenicillin (98,4%),
clindamycin (81,5%), erythromycin (81.5%), tetracycline (77,2%). MRSA cũng kháng các loại
kháng sinh khác cao hơn MSSA. Tỉ lệ đề kháng của MRSA với các kháng sinh benzylpenicillin,
clindamycin, ciprofloxacin, erythromycin, oxacillin, rifampicin, tetracycline cao hơn so với MSSA
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cả MRSA và MSSA đều chưa kháng với
vancomycin, linezolid, quinupristin/dalfopristin, rifampicin, nitrofurantoin… Tỉ lệ đa kháng kháng
sinh trên 3 loại ở chủng MRSA là 97%, chủng MSSA 27,3%.
Kết luận: Ngoài sự kết hợp kháng sinh để điều trị MRSA, các lựa chọn điều trị mới bằng cách
sử dụng các loại kháng sinh khác đang dần xuất hiện, việc sử dụng kết hợp các loại kháng sinh hợp
lý với giá cả phải chăng là phương pháp thay thế hứa hẹn duy nhất cho các bệnh nhiễm trùng do vi
khuẩn giống MRSA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hisata K, Kuwahara-Arai K, Yamanoto
M et al., Dissemination of Methicillin-Resistant
Staphylococci among Healthy Japanese
Children. J Clin Microbiol, 43(7), 3364–3372,
2005.
2. Tăng Xuân Hải, Trần Minh Long, Nguyễn
Văn Hùng, Nguyễn Văn Tuấn, Nghiên cứu tính
kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây
bệnh phân lập được tại Bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam,
512(1), 2022.
3. La Vecchia A, Ippolito G, Taccani V et
al., Epidemiology and antimicrobial
susceptibility of Staphylococcus aureus in
children in a tertiary care pediatric hospital in
Milan, Italy, 2017—2021. Ital J Pediatr, 48(1),
67, 2022.
4. Gurung RR, Maharjan P, Chhetri GG,
Antibiotic resistance pattern of Staphylococcus
aureus with reference to MRSA isolates from
pediatric patients. Future Science OA, 6(4),
FSO464, 2020.
5. Nguyễn Thị Thu Thái, Lương Thị Hồng
Nhung, Nguyễn Thị Huyền, Nghiên cứu sự
phân bố các chủng S. aureus kháng Methicillin
(MRSA) và nồng độ ức chế tối thiểu của
vancomycin đối với các chủng MRSA phân lập
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí
Y học Việt Nam, 501(1), 2021.
6. Nguyễn Thị Bé Hai, Nguyễn Thị Hải
Yến, Xác định tỉ lệ nhiễm và sự đề kháng kháng
sinh Staphylococcus Aureus kháng Methicillin
được phân lập từ bệnh phẩm tại Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021, Tạp
chí Y học Cần Thơ, 2022.
7. Kon KV, Rai M, Antibiotic resistance:
mechanisms and new antimicrobial
approaches, Elsevier, Academic Press,
Amsterdam, 2016.
8. Performance Standards for Antimicrobial
Susceptibility Testing, 32nd Edition. Clinical &
Laboratory Standards Institute,
y/documents/m100/>.