KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG MẢNH GHÉP TỔNG HỢP TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH LÝ SA TẠNG CHẬU TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Đinh Văn Sinh1, Cao Xuân Hùng1, Lê Quang Nam1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp sử dụng mảnh ghép tổng hợp
polypropylene trong phẫu thuật điều trị phục hồi sàn chậu trên các bệnh nhân sa tạng vùng chậu tại
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca, đối tượng là các phụ nữ có sa
tạng vùng chậu khám và điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An, được chỉ định can thiệp
phẫu thuật phục hồi sàn chậu có sử dụng mảnh ghép tổng hợp.
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 6/2020 đến 6/2021, có 48 bệnh nhân được phẫu thuật với độ
tuổi trung bình 61,3 tuổi. Số bệnh nhân có lần mang thai con lần 3 trở lên là 83.3 %. Tỷ lệ sa bàng
quang là 89,5%, sa tử cung là 83,3%, sa trực tràng 31,2%. Phẫu thuật nội soi chiếm 72,8% và qua
đường âm đạo chiếm 28,2%. Thời gian nội soi cố định sàng chậu vào mỏm nhô 130 ± 39 phút, với
lượng mất máu 160±37 ml. Thời gian đặt mesh thành trước âm đạo là 61±6 phút, với lượng máu
mất 56 ± 13 ml. Tai biến đau vùng xương cụt là 3/48 bệnh nhân, tỷ lệ bàng quang tăng hoạt sau
mổ chiếm 3/48 bệnh nhân.
Kết luận: Sử dụng mảnh ghép tổng hợp phục hồi sàng chậu sau mổ có thể thực hiện đường âm
đạo và đường nội soi, trong nghiên cứu này không có trường hợp nào tái phát trong thời gian theo
dõi. Tỷ lệ tai biến gần và tai biến về sau thấp, cải thiện chất lượng cuộc sống sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Subak LL, Waetjen LE, van den Eeden S
et al., “Cost of pelvic organ prolapse surgery in
the United States”, Obstet Gynecol, 98:646–
651, 2001.
2. Kim CM, Chung DJ, Kim SK et al., “Risk
factors for pelvic organ prolapse”, International
Journal of Gynecology & Obstetrics, 98(3),
248–251, 2007.
3. Hoffman BB, Schorge J, “Pelvic Organ
Prolapse” Williams Gynecology 3rd Edition
(2016)pp 538 – 560.
4. Nguyễn Bá Mỹ Nhi và cộng sự, “ Nhận
xét bước đầu sử dụng mảnh ghép tổng hợp
trong điều trị ngoại khoa bệnh lý sa tạng chậu
nữ tại Bệnh viện Từ Dũ” Tạp chí phụ sản, tập
10, số 2, Tháng 4 -2012.
5. Jin-Sung Y, Jung HL, Jun-Young H, The
prevalence and treatment pattern of clinically
diagnosed pelvic organ prolapse: a Korean
National Health Insurance Database-based
cross- sectional study 2009–2015, 2018.
6. Anger JT, Mueller ER, Tarnay C et al.,
Robotic compared with laparoscopic
sacrocolpopexy: a randomized controlled.
Obstet Gynecol 2014;124:165]. Obstet
Gynecol, 123:5–12, 2014.
7. Karram M, Maher C, Surgery for
posterior vaginal wall prolapse. Int Urogynecol
2013; 24:1835–41.