NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NATRI MÁU TRÊN BỆNH NHI CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Tăng Xuân Hải1, Tạ Thị Quỳnh Anh1, Lê Thị Minh Hằng1, Hoàng Văn Thắng1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương sọ não (CTSN) là một cấp cứu thường gặp trong hồi sức. Độ nặng
của CTSN được quyết định tổn thương là tiên phát và thứ phát. Tổn thương thứ phát có thể làm
cho CTSN từ nhẹ thành nặng và có thể trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở các bệnh nhân
này. Rối loạn natri máu từ lâu đã được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương
thứ phát ở các bệnh nhân CTSN. Mục tiêu: Phát hiện sự biến đổi nồng độ natri máu trên bệnh nhi
chấn thương sọ não và một số yếu tố liên quan đến các rối loạn này.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tổng 88 bệnh nhân, tuổi từ 2 tháng –
15 tuổi bị CTSN. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn natri máu chung là 35%. Giảm natri máu 26%, tăng natri
máu 9%, tăng và giảm natri không phụ thuộc vào tuổi và giới bệnh nhân. Rối loạn natri máu làm
tăng số ngày thở máy. Tăng natri máu có tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân CTSN nặng (Glasgow ≤
8 điểm), có tổn thương phối hợp trên phim cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não.
Kết luận: Giảm natri máu thường gặp hơn tăng natri máu. Tuy nhiên tăng natri máu có tỷ lệ
cao hơn ở bệnh nhân CTSN nặng và tỷ lệ tử vong cao. Nhìn chung rối loạn natri máu làm tăng thời
gian thở máy nên cần được chẩn đoán và điều chỉnh sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. CS, Basheer N, Alapatt JP et al., A
Prospective Study on Hyponatremia in
Traumatic Brain Injury. Indian J Neurotrauma,
13(2), 94–100, 2016.
2. Ibrahim MA, Tanya CS, Hypernatremia Is
Associated with Increased Risk of Mortality in
Pediatric Severe Traumatic Brain Injury.
Journal of Neurotrauma. 30(5), 2012.
3. Arambula E, Reinl E, Demerdash E et al.,
Sex Differences in Pediatric Traumatic Brain
Injury. Exp Neurol. 317, 168–179, 2019.
4. Ramanan R, Ganesh S, Shalini N et al.,
Hyponatremia in Traumatic Brain Injury: A
Practical Management Protocol. World
Neurosurg. 108:529-533, 2017.
5. Moro N, Katayama Y, Igarashi T et al.,
Hyponatremia in patients with traumatic brain
injury: incidence, mechanism, and response to
sodium supplementation or retention therapy
with hydrocortisone. Surg Neurol, 68(4), 387–
393, 2017.
6. Lohani S, Devkota UP, Hyponatremia in
Patients with Traumatic Brain Injury: Etiology,
Incidence, and Severity Correlation. World
Neurosurgery, 76(3–4), 355–360, 2011.
7. Dr. Mahmood S, Dr. Mazin MJ, Dr. Saad
HK, Outcome analysis and outcome prognostic
factors of traumatic brain injury in childhood.
International Journal of Medicine and
Pharmaceutical Science, Vol. 9, Issue 4, 35-48,
2019.
8. Mwachaka P, Amayo A, Mwang’ombe N,
Association Between Serum Sodium
Abnormalities and Clinicoradiologic
Parameters in Severe Traumatic Brain Injury.
Annals of African Surgery, 18(3), 155–162,
2021.