THỰC TRẠNG DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT

Trần Nhật Anh1, Đỗ Văn Mãi2, Bùi Tùng Hiệp3, Bùi Đặng Minh Trí3
1 Bệnh viện Đa khoa Cái Nước
2 Trường Đại học Tây Đô
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc giảm đau điều trị sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát của Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Kết quả: Chủ yếu sử dụng thuốc paracetamol để giảm đau, chiếm tỷ lệ 98,98%. Đối với thuốc giảm đau ngoài màng cứng (levobupivacain và fentanyl), tỷ lệ sử dụng giảm rõ rệt khi so sánh nhóm 1 với nhóm 2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các bệnh nhân nghiên cứu ở cả 2 nhóm sử dụng thuốc số lượng thuốc trung bình để giảm đau sau phẫu thuật là 3,3 ± 1,2 loại. Nhóm 1 có bệnh nhân sử dụng số lượng thuốc phối hợp chủ yếu để giảm đau sau phẫu thuật là tê ngoài màng cứng (Levobupivacain, fentanyl) + Ketorolac + Paracetamol với tỷ lệ là 48,81 %. Nhóm 2 có bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc chủ yếu để giảm đau sau phẫu thuật là Morphin + Ketorolac + Paracetamol với tỷ lệ là 40,91%. Kết luận: Paracetamol là thuốc giảm đau chủ yếu. Số lượng thuốc trung bình để giảm đau sau phẫu thuật là 3,3 ± 1,2 loại. Bệnh nhân nhóm 1 sử dụng thuốc phối hợp chủ yếu là tê ngoài màng cứng (Levobupivacain, fentanyl) + Ketorolac + Paracetamol. Bệnh nhân nhóm 2 sử dụng phối hợp thuốc chủ yếu là Morphin + Ketorolac + Paracetamol.

Chi tiết bài viết