ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT CHI TRÊN Ở TRẺ EM BẰNG GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG TRÊN ĐÒN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ 02/2022-09/2022

Tăng Xuân Hải1, Trần Minh Long1, Lương Thị Hoài Khanh1, Trần Anh Tú1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật chi trên ở trẻ em bằng gây tê đám rối
thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm.
Đối tượng - Phương pháp: 54 bệnh nhi phẫu thuật chi trên, đủ tiêu chuẩn lựa chọn được phân
bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm: Gây mê có phối hợp gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn
dưới hướng dẫn siêu âm (nhóm I) hoặc gây mê đơn thuần (nhóm II).
Kết quả: Điểm an thần Ramsay sau mổ: Nhóm I 100% bệnh nhân đạt ≤ 3, nhóm II có 85,18%
đạt ≤ 3 và 14,82% bệnh nhân đạt 4 điểm (p<0,05); thời gian giảm đau trung bình ở nhóm I 7,13 ±
0,64 giờ; thời gian tỉnh trung bình sau mổ nhóm I 7,85 ± 2,35, nhóm II 13,70 ± 2,65, (p<0,05); số
lần dùng thêm giảm đau sau mổ nhóm I là 1,30 ± 0,47, nhóm II 3,26 ± 0,59, (p<0,05).
Kết luận: Hiệu quả giảm đau sau mổ tốt hơn gây mê đơn thuần với: điểm an thần Ramsay sau
mổ tốt hơn, thời gian tỉnh mổ ngắm hơn, thời gian giảm đau sau mổ kéo dài và số lần dùng thêm
giảm đau sau mổ ít hơn đáng kể so với các bệnh nhi chỉ được gây mê đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Suresh S., Sawardekar A., Shah R.,
Ultrasound for regional anesthesia in children.
Anesthesiol Clin, 32(1), 263–279, 2014.
2. Gabriel RA, Swisher MW, Sztain JF et
al., State of the art opioid-sparing strategies for
post-operative pain in adult surgical patients.
Expert Opin Pharmacother, 20(8), 949–961,
2019.
3. Zadrazil M., Opfermann P., Marhofer P.
et al., Brachial plexus block with ultrasound
guidance for upper-limb trauma surgery in
children: a retrospective cohort study of 565
cases. Br J Anaesth, 125(1), 104–109, 2020.
4. Zhang L., Pang R., Zhang L., Comparison
of ultrasound-guided costoclavicular and
supraclavicular brachial plexus block for upper
extremity surgery: a propensity score matched
retrospective cohort study. Ann Palliat Med,
10(1), 454–461, 2021.
5. Chen L., Shen Y., Liu S. et al., Minimum
effective volume of 0.2% ropivacaine for
ultrasound-guided axillary brachial plexus
block in preschool-age children. Sci Rep, 11(1),
17002, 2021.
6. Gao Y., Dai P., Shi L. et al., Effects of
ultrasound-guided brachial plexus block
combined with laryngeal mask sevoflurane
general anesthesia on inflammation and stress
response in children undergoing upper limb
fracture surgery. Minerva Pediatr (Torino),
2021.
7. De José María B., Banús E., Navarro
Egea M. et al., Ultrasound-guided
supraclavicular vs infraclavicular brachial
plexus blocks in children. Paediatr Anaesth,
18(9), 838–844, 2008.
8. Amiri HR, Espandar R., Upper extremity
surgery in younger children under ultrasoundguided supraclavicular brachial plexus block: a
case series. J Child Orthop, 4(4), 315–319,
2010.