ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ ENZYME G6PD TẠI CHỖ BẰNG BỘ CẢM BIẾN ĐỊNH LƯỢNG CARESTARTTM TẠI VÙNG LƯU HÀNH SỐT RÉT HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐĂK NÔNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiếu hoạt độ enzyme Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) là một bệnh lý enzyme hay gặp
nhất trên quần thể người, đặc biệt tại các vùng sốt rét lưu hành. Hoạt độ enzyme G6PD giảm liên
quan đến tán huyết do thuốc thuộc nhóm 8-aminoquinolines dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và
thách thức cho loại trừ sốt rét (LTSR), nhất là sốt rét do Plasmodium vivax. Nghiên cứu này thực hiện
nhằm mục tiêu xác định tình trạng thiếu hoạt độ G6PD trên quần thể dân đang sống tại vùng SRLH
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 2.809 người
để định lượng hoạt độ enzyme G6PD bằng bộ cảm biến sinh học CareStart™ G6PD (AccessBio,
Mỹ). Kết quả: Giá trị bình thường của hoạt độ G6PD trên quần thể chung là 9,03 IU/g Hb, giá trị
trung vị hoạt độ G6PD trên nhóm nam có hiệu chỉnh là 8,78 IU/g Hb, các giá trị G6PD ở ngưỡng
phân loại 30% và 80% lần lượt là 2,63 IU/g Hb và 7,02 IU/g Hb. Tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD
chung ở quần thể nghiên cứu là 2,31% (65/2809), trong đó tỷ lệ này ở nam là 3,65% và ở nữ là 1,49%.
Có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu hoạt độ enzyme G6PD giữa các nhóm dân tộc (p < 0,005). Kết luận:
Xét nghiệm định lượng hoạt độ G6PD nên được áp dụng trong thực hành điều trị sốt rét P. vivax,
giúp sử dụng nhóm thuốc 8-aminoquinoline an toàn trong điều trị tiệt căn thể ngủ P. vivax trong gan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoạt độ enzyme G6PD; Plasmodium vivax, bộ cảm biến CareStart™ G6PD.
Tài liệu tham khảo
Hùng, Trần Thị Uyên, Thiếu enzyme glucose-6-
phosphate dehydrogenase trong một số nhóm dân
tộc khác nhau tại Việt Nam. Hội nghị Quốc gia về
Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng (2001-2005),
Nhà xuất bản Y học, 2006.
[2] Bancone G, Menard D, Khim N et al., Molecular
characterization and mapping of glucose-6-
phosphate dehydrogenase (G6PD) mutations
in the Greater Mekong Subregion. Malaria
journal, 18(1), 2009.
[3] Chu CS, Freedman DO, Tafenoquine and
G6PD: A primer for clinicians. Journal of travel
medicine, 26(4), taz023, 2019.
[4] Domingo GJ, Satyagraha AW, Anvikar A et
al., G6PD testing in support of treatment and
elimination of malaria: Recommendations
for evaluation of G6PD tests, Malaria
Journal, 12:391, 2013.
[5] Oo NN, Bancone G, Maw LZ et al., Validation
of G6PD point-of-care tests among healthy
volunteers in Yangon, Myanmar. PloS
one, 11(4):e0152304, 2016.
[6] Pfeffer DA, Ley B, Howes RE et al., Quantification
of glucose-6-phosphate dehydrogenase activity
by spectrophotometry: A systematic review and
meta-analysis. PLoS Med 17(5): e1003084, 2020.
[7] Rueangweerayut R, Bancone G, Harrell EJ et
al., Hemolytic potential of tafenoquine in female
volunteers heterozygous for G6PD deficiency
(G6PD Mahidol variant) versus G6PD-normal
volunteers. The American Journal of Tropical
Medicine and Hygiene, 97(3):702-711, 2017.
[8] WHO, Point-of-care G6PD testing to support
safe use of primaquine for the treatment of vivax
malaria. WHO Evidence review group meeting
report, WHO/UNAIDSbuilding, 2015.
[9] WHO, Guide to G6PD deficiency rapid diagnostic
testing to support P. vivax radical cure, 2018.
[10] WHO, World Malaria Report 2020, 2020.