SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN AIR-Q VÀ CỔ ĐIỂN TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT Ở TRẺ EM

Trần Xuân Thịnh1, Phan Thắng1, Bùi Thị Thúy Nga1, Nguyễn Văn Minh1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mặt nạ thanh quản (MNTQ) cổ điển đã được sử dụng phổ biến trong gây mê
trẻ em. Mục tiêu: So sánh hiệu quả sử dụng của MNTQ air-Q với MNTQ cổ điển trong gây
mê phẫu thuật ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 60 bệnh nhi, có ASA 1 hoặc 2,
phẫu thuật theo chương trình, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm air-Q và nhóm cổ
điển (mỗi nhóm 30 bệnh nhi). Các bệnh nhi được áp dụng phác đồ gây mê thống nhất. Các
tiêu chí đánh giá bao gồm tỷ lệ đặt MNTQ thành công, mức độ dễ khi đặt, thời gian đặt, áp
lực dò khí và các biến chứng liên quan đặt MNTQ.
Kết quả: Không có khác biệt về đặc điểm chung giữa 2 nhóm. Tỷ lệ đặt thành công ngay
trong lần đầu của nhóm MNTQ air-Q cao hơn nhóm cổ điển (93,3% so với 83,3%, p < 0,05).
Tỷ lệ đặt rất dễ và dễ ở nhóm air-Q cao hơn nhóm cổ điển (93,3% so với 70%, p < 0,05).
Thời gian đặt của nhóm air-Q ngắn hơn nhóm cổ điển (45,2 + 23,7 giây so với 52,6 + 19,8
giây, p < 0,05). Áp lực dò khí trung bình của nhóm air-Q cao hơn nhóm cổ điển (23,8 + 3,9
cmH
2O so với 20,5 + 4,3 cmH2O, p < 0,05). Không có bệnh nhi nào gặp biến chứng nặng,
các biến chứng như ho, khàn giọng, đau họng và đờm máu gặp với tỷ lệ thấp và không khác
biệt giữa 2 nhóm.
Kết luận: MNTQ air-Q có tỷ lệ thành công cao, dễ đặt và áp lực dò khí cao hơn so với
MNTQ cổ điển.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phuong VH, Trang DTH, Thanh LTD et
al., The effectiveness of airway control and
oropharyngeal injury of I-gel compared with
laryngeal mask classic, Journal of Medical
Research, 2020; 134 (10), 22-27.
[2] Ahn EJ, Choi GJ, Kang H et al., Comparative
Efficacy of the Air-Q Intubating Laryngeal
Airway during General Anesthesia in
Pediatric Patients: A Systematic Review
and Meta-Analysis, BioMed Research
International, 2016, 1–11.
[3] Brain AI, The development of the Laryngeal
Mask--a brief history of the invention, early
clinical studies and experimental work from
which the Laryngeal Mask evolved. Eur J
Anaesthesiol Suppl, 1991; 4, 5–17.
[4] Ha SH, Kim MS, Suh J et al., Self-pressurized
air-Q® intubating laryngeal airway versus
the LMA® ClassicTM: a randomized clinical
trial. Can J Anesth/J Can Anesth, 2018, 65(5),
T.X. Thinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Special Issue (2022) 108-115115
543–550.
[5] Hendinezhad MA, Babaei A, Gholipour
BA et al., Comparing Supraglottic Airway
Devices for Airway Management During
Surgery in Children: A Review of Literature.
J Pediatr Rev, 2018, (3), 89–98.
[6] Jagannathan N, Sohn LE, Mankoo R et al., A
randomized crossover comparison between
the Laryngeal Mask Airway-UniqueTM and
the air-Q Intubating Laryngeal Airway in
children*: Crossover comparison between the
air-Q ILA and LMA-U in children. Pediatric
Anesthesia, 2012; 22(2), 161–167.
[7] Kleine-Brueggeney M, Gottfried A, Nabecker
S et al., Pediatric supraglottic airway devices in
clinical practice: A prospective observational
study. BMC Anesthesiol, 2017; 17(1), 119.
[8] Sinha R, Chandralekha, Ray BR, Evaluation
of air-QTM intubating laryngeal airway as a
conduit for tracheal intubation in infants - a
pilot study: Air-QTM intubating laryngeal
airway in infants. Pediatric Anesthesia, 2012;
22(2), 156–160.
[9] Taxak S, Bihani P, Jaju R et al., Comparative
evaluation of air-Q and classic laryngeal
mask airway for surgeries under anesthesia: A
randomized open-label trial. Indian Anaesth
Forum, 2019; 20(1), 21.