MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA TRẺ MẮC BASEDOW

Vũ Thị Huyền1
1 Bệnh viện Nhi Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng sống (CLS) của trẻ mắc Basedow.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 trẻ mắc
Basedow từ 8 đến 18 tuổi đã được chẩn đoán, điều trị và theo dõi điều trị tại Bệnh viện Nội
tiết Trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, được đánh giá CLS liên quan đến sức
khỏe bằng thang đo PedsQLTM 4.0.
Kết quả nghiên cứu: Đánh giá điểm CLS liên quan đến sức khỏe do trẻ mắc Basedow (8-18
tuổi) tự báo cáo trong các lĩnh vực thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội, học tập và CLS tổng quát
bằng thang đo PedsQLTM 4.0 và tìm mối liên quan giữa điểm CLS liên quan đến sức khỏe và
một số yếu tố như: lứa tuổi, giới tính, thời gian theo dõi bệnh và biểu hiện bệnh. Kết quả nghiên
cứu cho thấy một số yếu tố làm suy giảm chất lượng sống liên quan đến sức khỏe của trẻ mắc
Basedow bao gồm: nhóm tuổi từ 13-18 tuổi, trẻ mắc Basedow là nam giới, có thời gian theo
dõi bệnh kéo dài trên 24 tháng và trẻ có biểu hiện lồi mắt so với nhóm đối chứng.
Kết luận: Một số yếu tố làm suy giảm CLS liên quan đến sức khỏe ở trẻ mắc Basedow như:
lứa tuổi trẻ lớn, giới tính là nam, thời gian theo dõi bệnh kéo dài và trẻ mắc Basedow có biểu
hiện lồi mắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Minamitani K, Sato H, Ohye H et al.,
Guidelines for the treatment of childhoodonset Graves’ disease in Japan. Clinical
Pediatric Endocrinology: Case reports and
clinical investigations: Official Journal of the
Japanese Society for Pediatric Endocrinology,
2017;26(2):29-62.
[2] Varni JW, Seid M, Kurtin PS, PedsQL
4.0: reliability and validity of the Pediatric
Quality of Life Inventory version 4.0 generic
core scales in healthy and patient populations.
Medical Care, 2001;39(8):800-812.
[3] Mai NT, Net TT, Huyen VP, Healthrelated quality of life survey in children
by PedsQLTM 4.0 generic core scale,
Vienamese Version, Journal of Practical
medicine, 2017;1045(6):183-193.
[4] Lane LC, Rankin J, Cheetham T, A survey
of the young person’s experience of Graves’91
disease and its management. Clinical
Endocrinology, 2021, 94(2): 330–340.
[5] Riguetto CM, Neto AM, Tambascia MA et
al., The relationship between quality of life,
cognition, and thyroid status in Graves’
disease, Endocrine, 2018, 63(1): 87–93.
[6] Delfino LC, Zunino A, Sapia V et al., Related
quality of life questionnaire specific to
dysthyroid ophthalmopathy evaluated in a
population of patients with Graves’ disease.
Archives of Endocrinology and Metabolism,
2017; 61(4):374-381.
[7] Taylor PN, Zhang L, Lee RW et al.,
New insights into the pathogenesis
and nonsurgical management of
Graves orbitopathy, Nature Reviews
Endocrinology, 2020;16(2):104-116.
[8] Yousef A, Devereux M, Gourraud PA et
al., Subclinical saccadic eye movement
dysfunction in pediatric multiple sclerosis.
Journal of Child Neurology, 2018;
34(1):38-43.