CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ THUẬT CẮT RUỘT THỪA VỚI 1 TROCART HỖ TRỢ QUA RỐN Ở TRẺ EM

Vũ Tiến Tùng1
1 Bệnh viện Nhi Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kỹ thuật cắt ruột thừa với 1 trocart hỗ trợ
qua rốn ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp với tất cả các bệnh nhi được
chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, được chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa với 01 trocart hỗ trợ qua rốn tại
Bệnh viện Nhi Thái Bình, Việt Nam, từ 01/2018-12/2019.
Kết quả: 300 bệnh nhân với 180 nam và 120 nữ với độ tuổi trung bình là 8,8±2,6 tuổi (3-15). Tỷ lệ
thực hiện thành công PT cắt ruột thừa với 1 trocart hỗ trợ qua rốn (TULAA) đạt 65,3% (196 bệnh
nhân). Có 104 bệnh nhân phải chuyển sang phẫu thuật nội soi với 03 trocarts (chiếm tỷ lệ 34,7%).
Đánh giá ruột thừa trong mổ thấy có 82,7% bệnh nhân có vị trí ruột thừa bình thường, kết quả phân
tích cho thấy, ruột thừa ở vị trí bất thường, dịch tự do ổ bụng là các yếu tố làm tăng tỷ lệ phải đặt
thêm trocart trong TULAA với p<0,05 OR(95%CI) 0,001(0-0,005).
Kết luận: TULAA là kỹ thuật mổ an toàn ở trẻ em với thời gian phẫu thuật ngắn, giảm thời gian đau,
thời gian trung tiện và thời gian ăn đường miệng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Pepper VK, Stanfill AB, Pearl RH, Diagnosis
and management of pediatric appendicitis,
intussusception, and Meckel diverticulum.
Surgical Clinics, 2012, 92(3): p. 505-526.48
[2] Semm K, Endoscopic appendectomy. Endoscopy,
1983. 15(02): p. 59-64.
[3] Pelosi M, Pelosi M 3rd, Laparoscopic
appendectomy using a single umbilical puncture
(minilaparoscopy), The Journal of reproductive
medicine, 1992, 37(7): p. 588-594.
[4] Pogorelic Z, Comparison of open and laparoscopic
appendectomy in children: A 5-year single center
experience. Indian pediatrics, 2019, 56(4): p.
299-303.
[5] Zampieri N, Transumbilical laparoscopic-assisted
appendectomy in children: clinical and surgical
outcomes. World journal of gastrointestinal
endoscopy, 2014, 6(4): p. 101.
[6] Kim YH, LWS, The learning curve of singleport laparoscopic appendectomy performed by
emergent operation. World J Emerg Surg, 2016,
11: p. 39-43.
[7] Guanà R, Treatment of acuteappendicitis with
one-port transumbilical laparoscopic-Assisted
appendectomy: A six-year, single-centre
experience. African Journal of Pediatric Surgery,
2010, 7(3): p. 169-173.
[8] Tate J, Laparoscopic versus open appendicectomy:
prospective randomised trial. The Lancet, 1993,
342(8872): p. 633-637.
[9] Stanfill AB, Transumbilical laparoscopically
assisted appendectomy: an alternative minimally
invasive technique in pediatric patients. Journal
of laparoendoscopic & advanced surgical
techniques, 2010, 20(10): p. 873-876.