THỰC TRẠNG VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Đặng Thị Minh Phương1, Lê Trọng Sanh2
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa thành phố Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên y tế về văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh
viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Phân tích một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh
của nhân viên y tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 313
nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên) có thời gian
công tác tại bệnh viện từ 01 năm trở lên tính từ thời điểm tiến hành nghiên cứu công tác tại Bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ ngày 10/2020 - 06/2021. Kết quả: Lĩnh vực 4
Tỷ lệ hài lòng đối với hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh là 98,56%. Lĩnh vực 2 Tỷ lệ hài lòng
đối với hành động về ATNB của người quản lý là 98,08%. Lĩnh vực 1 Tỷ lệ hài lòng đối với làm việc
theo ê kíp trong cùng một khoa/phòng là 97,68%. Lĩnh vực 5 Tỷ lệ hài lòng đối với phản hồi và trao
đổi về sai sót/lỗi là 92,55%. Lĩnh vực 9 Tỷ lệ hài lòng đối với bàn giao và chuyển tiếp là 88,39%.
Lĩnh vực 3 Tỷ lệ hài lòng đối với quan điểm về ATNB của người quản lý là 86,58%. Lĩnh vực 8 Tỷ
lệ hài lòng đối với làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phòng là 85,62%. Lĩnh vực 6 Tỷ lệ hài lòng đối
với trao đổi cởi mở là 82,32%. Lĩnh vực 10 Tỷ lệ hài lòng đối với không trừng phạt khi có sai sót/lỗi
là 78,59%. Lĩnh vực 7 Tỷ lệ hài lòng đối với tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi là 69,17%. Phân tích
mối liên quan giữa chức danh nghề nghiệp với sự hài lòng theo từng lĩnh vực, tìm thấy lĩnh vực quan
điểm về ATNB của người quản lý (LV3) và Lĩnh vực làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phòng (LV8)
của nhân viên y tế khi chức danh nghề nghiệp khác nhau thì khác nhau (p<0,05). Phân tích mối liên
quan giữa nơi làm việc chính (khoa/phòng) với sự hài lòng ở từng lĩnh vực, tìm thấy Lĩnh vực hỗ trợ
về quản lý cho an toàn người bệnh (LV4) của nhân viên y tế có nơi làm việc khác nhau thì khác nhau
(p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên y tế về văn hóa an toàn người bệnh dao
động ở mức cao từ 69,17% đến 98,56%. Tỷ lệ đáp ứng tích cực ở lĩnh vực tần suất ghi nhận sự cố/
sai sót/lỗi thấp nhất trong 10 lĩnh vực (69,17%) và tỷ lệ đáp ứng tích cực ở lĩnh vực hỗ trợ về quản lý
cho an toàn người bệnh cao nhất trong 10 lĩnh vực (98,56%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Anh TNN, Research on Patient Safety Culture
at Tu Du Hospital, Master thesis, University of
Economics Ho Chi Minh City, 2015; p. 15-24.
[2] Thuong TC, Survey on patient safety culture at
Children’s Hospital 1, Medical Journal of Ho Chi
Minh City, 2012; 18(4): 8-10.
[3] Al-Ahmadi TA, Measuring patient safety culture
in Riyadh’s hospitals: a comparison between
public and private hospitals, J Egypt Public
Health Assoc, 2009; 84(5-6): 479-500.
[4] Michael B, William Osler: A life in medicine,
Oxford University Press, 1999;
[5] Afnan A, Patient Safety Culture in a Teaching
Hospital in Eastern Province of Saudi Arabia:
Assessment and Opportunities for Improvement,
Risk Manage Health Policy, 2021 Sep 13;14:3783-
3795.
[6] Christiaans DI, The psychometric properties of
the “Hospital Survey on Patient Safety Culture’
in Dutch hospitals”, BMC Health Services
Research, 2008.
[7] Da SG ZA, Saturno PJ, Analysis of the patient
safety culture in hospitals of the Spanish National
Health System, Med Clin, 2008; 131: 18-25.
[8] Westat R, Hospital Survey on Patient Safety
Culture: 2012 user comparative database report,
US: Department of Health and Human Services.
AHRQPublication, 2012.
[9] Yanli N, Hospital survey on patient safety culture
in China”, BMC health services research, 2016;
13(1): tr.228.
[10] Griffiths PWP, SC. Murphy J, Hignett S,
Psychometric properties of the Hospital Survey
on Patient Safety Culture: findings from the UK,
Qual Saf Health Care, 2010; 19(5), e2.
[11] I-Chi C, HHL, Measuring patient safety in
Taiwan using the Hospital Survey on Patient
Safety Culture (HSOPSC), BMC Health Services
Research, 2010; 10: 370-376.