ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM PHỔI DO PHẾ CẦU Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Quế Anh Trâm1, Tăng Xuân Hải2, Trần Quang Phục3
1 Trung tâm Bệnh nhiệt đới Nghệ An
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
3 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Viêm phổi do phế cầu là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em tại các nước đang
phát triển. Bệnh viện Nhi Trung ương thường tiếp nhận những trường hợp viêm phổi nặng do phế
cầu. Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi do phế
cầu trên các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh trên 169 bệnh nhi viêm phổi
do phế cầu tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 9 năm 2015
đến tháng 12 năm 2018.
Kết quả: Viêm phổi do phế cầu chiếm 41,52% viêm phổi ở trẻ em, tỷ lệ nam/nữ là 2/1, tập trung chủ
yếu ở độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi (78,1%). Các triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu. Sốt
chiếm 89,94% trong đó sốt cao chiếm 42,01%, ho (94,67%), chảy mũi (88,76%), khò khè 78,11%,
tím tái (12,43%), ran ẩm (80,47%), rút lõm lồng ngực (62,7%). Bạch cầu tăng chiếm 91,72%, CRP
tăng (68,05%), thiếu máu (40,24%). Hình ảnh X-quang viêm phế quản phổi chiếm 79,29%, viêm
phổi thùy (17,16%), tràn dịch màng phổi (5,33%). Viêm phổi nặng do phế cầu chiếm 68%.
Kết luận: Phế cầu hiện đang là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em. Triệu chứng lâm sàng
của viêm phổi do phế cầu ở trẻ em không điển hình. Tổn thương trên X-quang chủ yếu là hình ảnh
viêm phế quản phổi khác với các mô tả trước đây đa số là viêm phổi thùy. Vì tỷ lệ viêm phổi nặng
do phế cầu cao nên cần mở rộng các phương pháp chẩn đoán phế cầu giúp phát hiện sớm, không bỏ
sót và điều trị đúng nhằm hạn chế diễn biến nặng và biến chứng của bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] OlarteL,JacksonMA,Streptococcuspneumoniae.
Pediatrics in Review; 2021, 42(7):349-59.
[2] Wahl B, Sharan A, Deloria KM et al., National,
regional, and state-level burden of Streptococcus37
pneumoniae and Haemophilus influenzae type b
disease in children in India: modelled estimates
for 2000-15. Lancet Glob Health.; 2019,
7(6):e735-e47.
[3] GBD, Estimates of the global, regional, and
national morbidity, mortality, and aetiologies of
lower respiratory tract infections in 195 countries:
a systematic analysis for the Global Burden of
Disease Study 2015. Lancet Infect Dis; 2017,
17(11):1133-61.
[4] Li Q, Cheng J, Wu Y et al., Effects of Delayed
Antibiotic Therapy on Outcomes in Children with
Streptococcus pneumoniae Sepsis. Antimicrob
Agents Chemother; 2019, 63(9).
[5] Floret D, Gillet Y, Infections à pneumocoques:
Masson, 1999.
[6] Organization WH, Management of the child
with a serious infection or severe malnutrition:
guidelines for care at the first-referral level in
developing countries. Report No.: 9241545313,
2000.
[7] Zhao W, Pan F, Wang B et al., Epidemiology
Characteristics of Streptococcus pneumoniae
From Children With Pneumonia in Shanghai: A
Retrospective Study. Front Cell Infect Microbiol;
2019, 9:258.
[8] Lagos R, Muñoz A, Martin OS et al., Ageand Serotype-Specific Pediatric Invasive
Pneumococcal Disease: Insights from Systematic
Surveillance in Santiago, Chile, 1994–2007.
The Journal of infectious diseases; 2008,
198(12):1809-17.
[9] Metrics IfH, Evaluation, GBD compare data
visualization, 2017.
[10] Infante A, McCullers J, Orihuela C, Streptococcus
pneumoniae, 2015.
[11] Cai K, Wang Y, Guo Z et al., Clinical
characteristics and antimicrobial resistance of
pneumococcal isolates of pediatric invasive
pneumococcal disease in China. Infection and
drug resistance; 2018, 11:2461-9.
[12] Gubbels BMR, Sex, the aging immune system,
and chronic disease. Cellular immunology; 2015,
294(2):102-10.
[13] Tan TQ, Mason EO, Barson WJ et al., Clinical
characteristics and outcome of children with
pneumonia attributable to penicillin-susceptible
and penicillin-nonsusceptible Streptococcus
pneumoniae. Pediatrics;102(6):1369-75.
[14] Toikka P, Virkki R, Mertsola J et al., Bacteremic
pneumococcal pneumonia in children. Clin Infect
Dis; 1999, 29(3):568-72.
[15] Brooks LRK, Mias GI, Streptococcus
pneumoniae’s Virulence and Host Immunity:
Aging, Diagnostics, and Prevention. Front
Immunol; 2018, 9:1366.
[16] Ort S, Ryan JL, Barden G, Pneumococcal
pneumonia in hospitalized patients. Clinical
and radiological presentations. Jama; 1983,
249(2):214-8.
[17] Korppi M, Don M, Valent F et al., The value of
clinical features in differentiating between viral,
pneumococcal and atypical bacterial pneumonia
in children. Acta paediatrica (Oslo, Norway :
1992); 2008, 97(7):943-7.