MỐI LIÊN QUAN GIỮA UNG THƯ VÀ KIẾN THỨC BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Lê Thị Thảo Linh1, Trần Linh Thảo1, Âu Thị Nhâm2, Đỗ Mạnh Hùng3, Trần Thị Ly Ly4, Đỗ Thị Thanh Toàn5, Đinh Thái Sơn5, Phạm Quang Thái5, Phan Thanh Hải5, Lê Xuân Hưng5
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
3 Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên, Hà Nội
4 Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
5 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 151 người nội trợ chính có độ tuổi từ 18 - 60 đại diện cho 151 hộ gia đình tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trong đó, 75 hộ gia đình có người mắc ung thư và 76 hộ gia đình không có người mắc ung thư. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, từ đó phân tích một số yếu tố liên quan về kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giữa 2 nhóm hộ gia đình trên. Tại hai nhóm nghiên cứu trên đối tượng có ung thư và không mắc ung thư, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về kiến thức giữa hai nhóm khá rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm không mắc ung thư (12,41 điểm) có điểm trung bình kiến thức cao hơn nhóm có người mắc ung thư (9,8 điểm) với p<0,05. Tổng điểm kiến thức của đối tượng có sự khác biệt theo: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D C, Dj B, Rb C, M N. Stomach cancer and food storage. Journal of the National Cancer Institute. 1989;81(15). doi:10.1093/jnci/81.15.1178
2. Yan S, Gan Y, Song X et al., Association between refrigerator use and the risk of gastric cancer: A systematic review and meta-analysis of observational studies. PLOS ONE. 2018;13(8):e0203120. doi:10.1371/journal.pone.0203120
3. MACÍAS-RODRÍGUEZ ME, NAVARRO-HIDALGO V, LINARES-MORALES JR et al., Microbiological Safety of Domestic Refrigerators and the Dishcloths Used To Clean Them in Guadalajara, Jalisco, Mexico. Journal of Food Protection. 2013;76(6):984-990. doi:10.4315/0362-028X.JFP-12-258
4. KILONZO-NTHENGE A, CHEN FC, GODWIN SL, Occurrence of Listeria and Enterobacteriaceae in Domestic Refrigerators. Journal of Food Protection. 2008;71(3):608-612. doi:10.4315/0362-028X-71.3.608
5. JAY LS, COMAR D, GOVENLOCK LD, A National Australian Food Safety Telephone Survey. Journal of Food Protection, 1999;62(8):921-928. doi:10.4315/0362-028X-62.8.921
6. Sergevnin V, Food contamination by pathogens of acute intestinal infections and survival of microorganisms in them under some variants of thermal processing and storage. Voprosy pitaniia. 2013; 82:82-86.
7. O’Brien GD, Domestic refrigerator air temperatures and the public’s awareness of refrigerator use. International Journal of Environmental Health Research. 1997;7(2):141-148. doi:10.1080/09603129773931.
8. KENNEDY J, JACKSON V, BLAIR IS et al., Food Safety Knowledge of Consumers and the Microbiological and Temperature Status of Their Refrigerators. Journal of Food Protection, 2005; 68(7):1421-1430. doi:10.4315/0362-028X-68.7.1421
9. Linh HH, Thao TT, Trang PT et al., Knowledge, attitude and practice about food preservation in refrigerators of housewives in Khuong Thuong, Dong Da, Hanoi and some related factors in 2018-2019, Journal of practical medicine, 2020; 6(1138) (in Vietnamese).
10. TOWNS RE, CULLEN RW, MEMKEN JA et al., Food Safety–Related Refrigeration and Freezer Practices and Attitudes of Consumers in Peoria and Surrounding Counties. Journal of Food Protection, 2006; 69(7):1640-1645. doi:10.4315/0362-028X-69.7.1640.