THỰC TRẠNG LOÉT ÁP LỰC Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Dương Thị Thu Hương1, Đỗ Thị Khánh Hỷ2
1 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng loét áp lực ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương.


Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 250 người bệnh cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang điều trị tại các khoa Lâm sàng của Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 11/2020 đến tháng 8/2021. Sử dụng thang đánh giá nguy cơ loét áp lực theo thang điểm Braden và phân loại mức độ loét của NPUAP (2016).


Kết quả: Điểm trung bình nguy cơ loét áp lực theo thang điểm Braden là 16,50 ± 4,16 điểm. Phân bố điểm của các tiêu chí đánh giá nguy cơ loét theo thang điểm Braden, mức độ đánh giá 1 điểm về nhận biết cảm giác, độ ẩm da, vận động, khả năng tự xoay trở, dinh dưỡng, ma sát dịch chuyển chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: 2,0%, 0,4%, 23,2%, 16,0%, 4,8%, 12,8%. Tỷ lệ bệnh nhân nội trú có loét áp lực là 11,6%. Số bệnh nhân chỉ có 1 vết loét chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,4%, có 2 vết loét cao thứ 2 với tỷ lệ 17,2% và có 3 vết loét là thấp nhất với 10,3%. Loét độ I, độ II, độ III, độ IV lần lượt chiếm các tỷ lệ tương ứng là: 27,5%, 22,5%, 32,5%, 17,5%. Vị trí xuất hiện loét khá đa dạng, theo thứ tự xuất hiện từ nhiều đến ít là cùng cụt (37,5%), gót chân, mông (15,0%), lưng (12,5%) bả vai, mắt cá chân, khuỷu tay (5%).


Kết luận: Nguy cơ loét đè ép ở người cao tuổi điều trị tại bệnh viện ở mức cao. Tỷ lệ loét ở mức 11,6%. Đa phần người bệnh có 1 vị trí loét, tỷ lệ loét ở vùng cùng cụt là cao nhất 37,5% và tỷ lệ loét độ III là lớn nhất chiếm 32,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngoc MD, Evaluation of pressure ulcers in inpatients at the Department of Endocrinology and Metabolism, Central Geriatric Hospital, Bachelor of Medicine thesis, Hanoi Medical University, 2011.
2. Nhuc PM, “Pressure ulcers and related factors in patients being treated at C Hospital in Da Nang”, Vietnam Nursing Journal No. 27, 2019.
3. Phong TT, “The current state of pressure ulcers and some factors related to coma patients in the intensive care and anti-toxicity department of Can Tho Central General Hospital”, Vietnam Medical Journal June – Issue 1, 2020, 2021 episode 503.
4. Quoc NS, Handbook of medicine for the elderly, Medical Publisher, 2000.
5. Trang LT, Evaluation of the current situation of pressure ulcers of patients at the internal medicine - neuro-resuscitation department of Viet Duc Friendship Hospital, Bachelor of Medicine thesis, Hanoi Medical University, 2018.
6. Yen NTN, Factors related to pressure ulcers in patients with severe traumatic brain injury, neurosurgery department - Cho Ray Hospital, Medical Journal of Ho Chi Minh City Sub-volume 21, issue 4, 2017
7. Bates-Jensen BM, MacLean CH, “Quality indicators for the care of pressure ulcers in vulnerable elders“, Journal of the American Deriatrics Society, 2007, pp 409-416.
8. Young JB, S Dobrzanski, “Pressure sores: epidemiological and current management concepts”, Drugs & Ageing, 1992, 2, pp.42-57.