NHẬN THỨC, TÂM LÝ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRONG GIAI ĐOẠN GIÃN CÁCH XÃ HỘI PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

Đào Thiên Phước1, Võ Thị Kim Anh2, Nguyễn Hồng Chương3, Nguyễn Xuân Chi4
1 Bệnh viện đa khoa Nam Anh Bình Dương
2 Trường Đại học Thăng Long
3 Bệnh viện Dĩ An, Bình Dương
4 Bệnh viện quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nhận thức, tâm lý và hành vi phòng chống dịch bệnh Covid 19 của người dân sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện quận Thủ Đức từ tháng 03-04 năm 2020.


Phương pháp: thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu bao gồm 437 người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức từ tháng 03-04/2020. Bảng hỏi được phát triển bởi nhóm nghiên cứu được gửi đến người dân qua ứng dụng Google Form trên thiết bị di động, các phản hồi của đối tượng nghiên cứu được ghi nhận, xử lý và phân tích trên phần mềm STATA phiên bản 13.0.


Kết quả: Có 63,8% người dân quan tâm nhận biết thông tin về dịch bệnh kể từ khi có báo cáo những ca nhiễm đầu tiên; 89,2% người cho rằng dịch bệnh có tính chất rất nghiêm trọng. Tỷ lệ có tâm lý lạc quan chung với công tác phòng chống dịch là 64,3%, một số nội dung không mấy lạc quan: chỉ 53,3% cho rằng hệ thống y tế hiện tại có thể đáp ứng được khi dịch lây lan rộng, 49,0% tin tưởng chính phủ sẽ kiểm soát tốt vấn đề lương thực thực phẩm khi dịch bệnh lây lan rộng. Đa phần người dân thực hiện tốt các quy định về dãn cách xã hội, tỷ lệ hành vi đúng chung về phòng chống Covid 19 là 91,8%.


Kết luận: Người dân tin tưởng cao vào các biện pháp phòng chống dịch và khả năng kiểm soát dịch, tuy nhiên ít lạc quan về hệ thống y tế và kiểm soát yếu tố xã hội nếu dịch bệnh lây lan rộng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2020) Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Situation report- 91, https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200420-sitrep-91-covid-19.pdf?sfvrsn=fcf0670b_4, 20/04/2020.
2. Ajilore K., Atakiti I., Onyenankeya K. (2017) "College students’ knowledge, attitudes and adherence to public service announcements on Ebola in Nigeria: Suggestions for improving future Ebola prevention education programmes". Health Education Journal, 76 (6), 648-660.
3. Azlan A.A., Hamzah M.R., Sern T.J., et al. (2020) "Public knowledge, attitudes and practices towards COVID-19: A cross-sectional study in Malaysia". Plos one, 15 (5), e0233668.
4. CHEN S., QIU Z. (2003) "PEOPLE GROUPS'RESPONSES TO SARS IN THE COMMUNITY [J]". Chinese Rural Health Service Administration, 6
5. Chen N., Zhou M., Dong X., et al. (2020) "Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study". The Lancet, 395 (10223), 507-513.
6. Cobey K.D., Laan F., Stulp G., et al. (2013) "Sex differences in risk taking behavior among Dutch cyclists". Evolutionary psychology, 11 (2), 147470491301100206.
7. Duell N., Steinberg L., Icenogle G., et al. (2018) "Age patterns in risk taking across the world". Journal of youth and adolescence, 47 (5), 1052-1072.
8. Huynh G., Nguyen T.N.H., Vo K.N., et al. (2020) "Knowledge and attitude toward COVID-19 among healthcare workers at District 2 Hospital, Ho Chi Minh City". Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 13 (6), 260.
9. Novel C.P.E.R.E. (2020) "The epidemiological characteristics of an outbreak of 2019 novel coronavirus diseases (COVID-19) in China". Zhonghua liu xing bing xue za zhi= Zhonghua liuxingbingxue zazhi, 41 (2), 145.
10. Tachfouti N., Slama K., Berraho M., et al. (2012) "The impact of knowledge and attitudes on adherence to tuberculosis treatment: a case-control study in a Moroccan region". Pan African Medical Journal, 12 (1)
11. Zhong B.-L., Luo W., Li H.-M., et al. (2020) "Knowledge, attitudes, and practices towards COVID-19 among Chinese residents during the rapid rise period of the COVID-19 outbreak: a quick online cross-sectional survey". International journal of biological sciences, 16 (10), 1745.