CƠ CẤU BỆNH TẬT Ở ĐỒNG BÀO CHĂM KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

Đào Tiến Mạnh1, Hoàng Thanh Bình1, Hồ Văn Sơn1, Nguyễn Ngọc Huy1
1 Bệnh Viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả cơ cấu bệnh tật của đồng bào Chăm miền Nam Trung Bộ.


Thiết kế cắt ngang mô tả được tiến hành trên 15.993 đồng bào Chăm từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Thông tin về thực trạng ốm đau, bệnh tật của người dân được thu thập qua khám bệnh và phỏng vấn bởi các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện Quân Y 175.


Kết quả cho thấy, tỷ lệ đồng bào Chăm có các triệu chứng bệnh trong 1 tháng qua (70,4%); Số triệu chứng bệnh mắc trung bình là 3,7 triệu chứng bệnh/người. Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính (68,3%); Số bệnh mắc trung bình là 2,1 bệnh/người. Năm chương bệnh có tỷ lệ mắc cao: Chương IV Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa (31,2%); chương VII Bệnh mắt và phần phụ (22,0%), chương IX Bệnh hệ tuần hoàn (21,6%), chương XIII Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô liên kết (16,2%) và chương XI Bệnh hệ tiêu hoá (16,0%). Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao gồm: tăng huyết áp (20,2%), viêm dạ dày (10,3%), sâu răng (9,3%), đục thủy tinh thể (8,7%), mộng thịt (8,2%), viêm mũi dị ứng (5,5%), viêm họng (5,5%), rối loạn tiền đình (5,3%), tật khúc xạ (4,7%) và viêm khớp (4,7%). Tỷ lệ đồng bào Chăm mắc các bệnh mạn tính khá cao, đặc biệt là tăng huyết áp. Cần tăng cường đáp ứng nhu cầu và tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của đồng bào Chăm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Noncommunicable Diseases Country Profiles 2014. 2014: 204.
2. Tuan LT, Kien VD, Minh HV, et al., Self –reported sick and illness in four urban districts in Ha Noi 2013 and some related factors. Vietnam Journal of Preventive Medicine, 2015; 25(6): 29-38.
3. Duy NC, Tuan NT, Vu DTA, et al., Self-assessment health and some related factors among people over 40 years old in Ha Nam in 2019. Vietnam Journal of Preventive Medicine, 2020; 30(7): 147-153.
4. Verena K, Pimrapat G, Kübra G, et al., Women bear a burden: gender differences in health of older migrants from Turkey. European Journal of Ageing, 2021; 26: 1-12.
5. Dung DL, Nekehia TQ, Vipan P, How Does Self-Rated Health Differ among Older Vietnamese Men and Women. Population Ageing, 2019; 12: 69-93.
6. Van NTH, Dat DT, Disease structure of the ethnic people living for a long time in difficult areas of Dak Nong province, 2012-2014, Vietnam Journal of Preventive Medicine, 2017; 27(8): 409-414.
7. Hung NM, Hung TT, Quang LB, Study the effectiveness of intervention to improve the medical examination and treatment capacity of the commne health strations in the border areas of Tay Nguyen. Journal of Military Pharmaco-Medicine, 2018; 43(5): 154-161.
8. Binh NT, Tap NV, Cuong NV, et al., The status and some factors related to hypertension in Khmer ethnic minority group from 25 to 64 years in Tra Vinh province, 2015, Vietnam Journal of Preventive Medicine, 2016; 26(13): 173-180.
9. Bang HH, Binh NT, Tap NV, Dyslipidemia and some factors related in Khmer ethnic people from 25-64 year old, at 3 ward Tra Vinh province. Journal of Community Medicine, 2017; 37: 170-174.
10. Trang LH, Thuong BC, Rate of vaginitis and related factors of Khmer women on reproductive age in Tra Cu district – Tra Vinh province. Journal of University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, 2018; 22(1): 179-183.
11. Binh NT, Mai TTT, Tuyen NTH, el al., The prevalence of hepatitis b virus infection and some related factors among Khmer people who come for medical examination and treatment at the general hospital in Tra Vinh province in 2019. Vietnam Journal of Preventive Medicine, 2021; 31(6): 50-57.
12. Thuc VTM, Ba NV, Chuyen NV, The diseased characterristics of the Tay Nguyen’s border area community. Journal of Community Medicine, 2020; 56(3): 24-31.