30. NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CAO KHÔ “THĂNG THANH GIÁNG TRỌC” LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ MÁU CỦA CHUỘT TRÊN MÔ HÌNH BỆNH THẬN MẠN CẮT 5/6 THẬN CHUỘT

Nguyễn Thị Diệu Linh1, Lê Thị Thanh Nhạn 2, Trần Đức Quang Huy1, Phạm Thủy Phương1
1 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
2 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cao khô “Thăng thanh giáng trọc” lên một số chỉ số máu của chuột trên mô hình bệnh thận mạn cắt 5/6 thận chuột.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Chuột cống trắng chủng Wistar, giống đực, trưởng thành, khoẻ mạnh, trọng lượng từ 200 – 250g. Các chuột thí nghiệm được cung cấp bởi Ban động vật - Học viện Quân y.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng của cao khô “Thăng thanh giáng trọc” trên mô hình bệnh thận mạn cắt 5/6 thận chuột.


Kết quả


Sau 60 ngày uống cao khô “Thăng thanh giáng trọc”:


So với lô mô hình, nồng độ ure huyết thanh của chuột ở các lô uống thuốc giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nồng độ ure huyết thanh của chuột ở lô Thăng thang giáng trọc 2 (TTGT-2) giảm nhiều nhất, và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ở lô Thăng thang giáng trọc 1 (TTGT-1) (p < 0,05). So với lô mô hình, nồng độ creatinin huyết thanh của chuột ở các lô uống thuốc giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nồng độ creatinin huyết thanh của chuột ở lô TTGT-2 giảm nhiều nhất, và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ở lô TTGT-1 (p < 0,05). So với lô mô hình, số lượng hồng cầu máu chuột và hàm lượng huyết sắc tố máu chuột ở các lô dùng thuốc tăng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


Hematocrit máu chuột ở các lô khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).


Kết luận: Cao khô “Thăng Thanh Giáng Trọc” ở các liều dùng đã thể hiện tác dụng giảm nồng độ ure và creatinin huyết thanh, tăng các chỉ số huyết học của chuột trên mô hình chuột gây bệnh thận mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thanh Hằng, Nguyễn Thị Bay, Mai Chi Công (2022). Các thể lâm sàng bệnh lý tạng thận y học cổ truyền trong bệnh thận mạn. Tạp chí y học Việt Nam, 520 (số chuyên đề), tr271.
[2] Đỗ Gia Tuyển (2023), Bệnh học nội khoa tập 1, Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính định nghĩa và chẩn đoán, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr566.
[3] R Lozano MD et al (2012). Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. The lancet, 380, 2113.
[4] Lê Thị Thanh Nhạn và Vũ Hoàng Long (2011). Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh nhân suy thận mạn của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang”, Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
[5] Bộ môn Miễn dịch-Sinh ý bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội. Sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học, 2021.
[6] Eckardt, Ian C. Macdougal and Kai-Uwe (1998), Haematological disorders, Oxford textbook of clinical nephrology-2nd ed. Vol.3, p.1935-49.