12. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO MÁU CUỐNG RỐN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Nguyễn Thị Thanh Bình1, Nguyễn Thị Như Ngọc1, Phạm Thị Hà Trang1, Trần Việt Trung1, Phạm Thị Hoài1, Trần Thị Kim Hoa1, Somdet Inthavongsa1, Lê Bình Phương Nguyên1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tế bào máu cuống rốn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đặc điểm tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 58 trẻ sơ sinh tại Khoa Phụ sản và Đơn vị Nhi sơ sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, thời gian từ tháng 3/2024 đến tháng 12/2024. 


Kết quả: Tỷ lệ trẻ nam/nữ là 1,32/1. Trẻ đủ tháng chiếm 51,7%, trẻ có cân nặng thấp chiếm 37,9%. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn trẻ sơ sinh có trung vị số lượng bạch cầu là 12,32 (9,44-15,18) G/l; bạch cầu đa nhân trung tính là 5,43 (39,44-55,01) G/l; số lượng hồng cầu là 4,29 (4,07-4,49) T/l; nồng độ hemoglobin là 154,00 (142,50-161,00) g/l; số lượng tiểu cầu là 231,20 (172,80-281,30) G/l. Trẻ sơ sinh non tháng có số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính máu cuống rốn thấp hơn so với nhóm sơ sinh đủ tháng (p < 0,05).  rẻ sơ sinh có cân nặng < 2500 gam có số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính thấp hơn so với nhóm trẻ sơ sinh ≥ 2500 gam (p < 0,05). Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh có số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính máu cuống rốn thấp hơn so với nhóm trẻ khỏe mạnh (p < 0,05). Mẹ bị thiếu máu có hematocrit máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh thấp hơn nhóm trẻ có mẹ khỏe mạnh (p < 0,05).


Kết luận: Tuổi thai, cân nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của trẻ và mẹ có ảnh hưởng đến chỉ số tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Rotshenker-Olshinka K et al, Comparison of hematologic indices and markers of infection in umbilical cord and neonatal blood, J Matern Fetal Neonatal Med, 2014, 27 (6), pp. 625-8.
[2] Huỳnh Thị Minh Lý, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, 2023.
[3] National Committee for Clinical Laboratory Standards, How to Define and Determine Reference Intervals in the Clinical Laboratory; Approved Guideline-Second Edition, NCCLS document C28-A2 [ISBN 1- 56238-406-6], NCCLS, 940 West Valley Road, Suite 1400, Wayne, Pennsylvania 19087-1898, USA, 2000.
[4] National institute for health and care excellence, Neonatal infection: antibiotics for prevention and treatment, 2021.
[5] American Academy of Pediatrics, Clinical Practice Guideline Revision: Management of Hyperbilirubinemia in the Newborn Infant 35 or More Weeks of Gestation, 2022.
[6] Rolim A.C.B et al, Blood Cells Profile in Umbilical Cord of Late Preterm and Term Newborns, Rev Paul Pediatr, 2019, 37 (3), pp. 264-274.
[7] Walka M.M et al, Complete blood counts from umbilical cords of healthy term newborns by two automated cytometers, Acta haematologica, 1999, 100 (4), pp. 167-173.
[8] Bolat A et al, Blood parameters changes in cord blood of newborns of hypertensive mothers, Eur J Pediatr, 2013, 172 (11), pp. 1501-9.
[9] Mougiou V et al, Gestational Diabetes Melitus and Cord Blood Platelet Function Studied via the PFA-100 System, Diagnostics (Basel), 2022, 12 (7).
[10] Agrawal R, Srivastava P, Cord blood hemoglobin levels in relation to maternal anemia, 2018.
[11] Trần Thị Thùy Hương, Nghiên cứu tương quan của chỉ số huyết học và nồng độ CRP của máu cuống rốn với máu ngoại vi trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ sơ sinh non tháng, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, 2020.
[12] Saboohi E et al, Immature to total neutrophil ratio as an early indicator of early neonatal sepsis, Pak J Med Sci, 2019, 35 (1), pp. 241-246.