46. ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Nga1, Nguyễn Thị Thanh Hiền1, Trần Thị Thanh Tâm1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng động lực học tập của sinh viên ngành Điều dưỡng trường Đại học Y Khoa Vinh và xác định một số yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 626 sinh viên điều dưỡng trường đại học Y Khoa Vinh từ tháng 8/2024-4/2025. Bộ công cụ AMS sử dụng thang đo likert 7 mức độ cho các đánh giá về động lực học tập.


Kết quả: Trong tổng số 616 sinh viên thì tỷ lệ sinh viên trong nhóm “Động lực học tập chưa tốt” chiếm 65,7%, nhóm sinh viên có động lực học tập tốt chỉ chiếm 34,3%. Hầu hết các loại động lực học tập đều có điểm trung bình trên 4. Điểm động lực bên ngoài để xác định có trung bình cao nhất 5,4±1,1 và điểm không có động lực có giá trị thấp nhất là 2,2±1,2 trong các loại động lực. Một số yếu tố như niềm tin của bản thân, sự giúp đỡ động viên của gia đình bạn bè, hình ảnh người điều dưỡng trong xã hội, phương pháp dạy học dễ hiểu phù hợp, sự động viên hướng dẫn của giáo viên trong học tập và chương trình đào tạo có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ĐLHT.


Kết luận:Tỉ lệ SV có ĐLHT tốt là 34,3%. Có mối liên quan giữa ĐLHT với niềm tin của bản thân, sự giúp đỡ động viên của gia đình bạn bè, hình ảnh người điều dưỡng trong xã hội, phương pháp dạy học dễ hiểu phù hợp, sự động viên hướng dẫn của giáo viên trong học tập và chương trình đào tạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bomia L, Beluzo L, Demeester D, Elander K, Johnson M, Sheldon B. The Impact of Teaching Strategies on Intrinsic Motivation.; 1997. Accessed September 15, 2024. https://eric.ed.gov/?id=ED418925
[2] Ngô Đình Tâm. Nghiên Cứu Động Lực Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.Hcm. In: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.Hcm Khoa Quản Trị Kinh Doanh
[3] Nga HTM, Kiệt NT. Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ. 2016; Số 46:107-115. doi:10.22144/ctu.jvn.2016.575
[4] Wasityastuti W, Susani YP, Prabandari YS, Rahayu GR. Correlation between academic motivation and professional identity in medical students in the Faculty of Medicine of the Universitas Gadjah Mada Indonesia. Educ Médica. 2018;19(1):23- 29.doi:10.1016/j.edumed.2016.12.010
[5] Trần Thùy Dương và cộng sự. Động cơ học tập của sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y dược Hải Phòng. Tạp Chí Khoa Học Điều Dưỡng. 2019;2(1):96-104.
[6] Elbsuony MMM. Correlation between academic motivation to study nursing and health-related quality of life among nursing students. J Am Sci. 2016;12(12):95- 103.
[7] Huỳnh Thị Ngọc My, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh và cộng sự. Động lực học tập và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng trường đại học Y dược Cần Thơ. Tạp chí Y dược học Cần Thơ- số 62/2023. 230-237.
[8] An NT, Phan V, Thắng M, et al. Study of the factors associated to the academic motivation of the students of Hue University of Medicine and Pharmacy. Published online September 27, 2021.
[9] Phuong NN. Intrinsic and Extrinsic Academic Motivation of Students in Teacher Education University of Ho Chi Minh City, Vietnam. Int J Educ Sci. 2020;31(1-3). doi:10.31901/24566322.2020/31.1-3.1144
[10] Đoàn Minh Nhật, Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Lê Lưu Hoài Thu. Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Điều dưỡng tại đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng - Tập 07 - Số 06 (2024).
[11] Saeedi M., Ghafouri R., Tehrani FJ., and Abedini Z. The effects of teaching methods on academic motivation in nursing students: A systematic review. Journal of education and health promotion. 2021. 10, 271-279, https://doi.org/10.4103/jehp.jehp_1070_20.