29. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 7 NGÀY HẬU PHẪU TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TIÊU HÓA BỆNH VIỆN K

Hoàng Việt Bách1,2, Trần Thị Thủy3, Nguyễn Lê Tuấn Anh4, Nguyễn Thị Dung3, Phạm Văn Bình3, Lê Thị Hương3,4
1 K Hospital
2 Hanoi Medical University
3 Bệnh viện K
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chế độ dinh dưỡng 7 ngày sau phẫu thuật trên người bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện K năm 2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu với cỡ mẫu thu thập được là 256 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có chỉ định phẫu thuật.


Kết quả: Mức năng lượng khẩu phần tăng dần từ hậu phẫu ngày 2 (đạt 962,7 ± 357,5 kcal) đến hậu phẫu ngày 4 (đạt 1370,8 ± 310,8 kcal) sau đó giảm ở hậu phẫu ngày 7 (đạt 1172,5 ± 283,0 kcal). Tỷ lệ bệnh nhân đạt khuyến nghị > 70% nhu cầu năng lượng cao nhất vào ngày 4,5 với tỷ lệ là 78,5%. Tuy nhiên đến hậu phẫu ngày 7 thì tỷ lệ này còn đạt 56,3%. Đối với giá trị protein, tỷ lệ bệnh nhân trong 7 ngày đầu hậu phẫu đạt mức khuyến nghị protein với ngưỡng ≥1,2g/kg/ngày theo khuyến nghị ESPEN còn thấp giao động từ 0% cho tới 28,1%.


Kết luận: Tỷ lệ người bệnh được nuôi dưỡng đáp ứng đầy đủ về nhu cầu năng lượng, protein trong khẩu phần 7 ngày sau phẫu thuật còn chưa cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Silva FRDM, De Oliveira MGOA, Souza ASR, et al (2015), Factors associated with malnutrition in hospitalized cancer patients: a croos-sectional study, Nutr J, 14(1):123. doi:10.1186/s12937-015-0113-1.
[2] Gustafsson UO, Scott MJ, Hubner M, et al (2019), Guidelines for Perioperative Care in Elective Colorectal Surgery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS®) Society Recommendations: 2018, World J Surg, 43(3):659-695. doi:10.1007/s00268-018-4844-y.
[3] Scott MJ, Baldini G, Fearon KCH, et al (2015), Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) for gastrointestinal surgery, part 1: pathophysiological considerations, Acta Anaesthesiologica Scandinavica, 59(10), 1212–1231. doi:10.1111/aas.12601.
[4] Nguyễn Thị Thanh (2017), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau mổ 7 ngày tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bạch Mai năm 2016-2017, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2017.
[5] Phạm Thị Hương Len, Nguyễn Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thùy Linh và cộng sự (2018), Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016-2017, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 14(4):86-93.
[6] Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thu Liễu, Lê Thị Quỳnh Trang (2021), Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Khoa Ngoại Bệnh viện E năm 2020, TCNCYH, 144(8):293-299. doi:10.52852/tcncyh.v144i8.406.
[7] Constansia N, Hentzen R, Hogenbirk J, et al. (2022). Actual postoperative protein and calorie intake in patients undergoing major open abdominal cancer surgery: A prospective, observational cohort study. Nutrition in clinical practice, 37(1), 183–191. https://doi.org/10.1002/ncp.10678.
[8] Đào Duy Tân, Võ Duy Long, Lê Thị Hương (2022), Chế độ nuôi dưỡng sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, TCYHVN, 512 (2): 60-63.
[9] Zhang Y, Tan S, Wu G (2021), ESPEN practical guideline: Clinical nutrition in surgery, Clinical Nutrition, 40(9):5071. doi:10.1016/j.clnu.2021.07.012.
[10] Nguyễn Thị Thanh Hòa (2018), Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản tại khoa Ngoại Bụng, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2017 – 2018, Luận văn thạc sĩ y học. 2018, Trường đại học Y Hà Nội. Published online 2018.