46. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT THÂN CÂY BA CHẠC (EUODIA LEPTA, RUTACEAE) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Cung cấp thêm minh chứng khoa học về độ an toàn và khả năng ứng dụng hỗ trợ điều trị viêm của cao chiết từ thân cây ba chạc bằng các thử nghiệm đánh giá độc tính cấp và tác dụng kháng viêm in vivo trên chuột.
Đối tượng và phương pháp: Thân cây ba chạc (2 kg) được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với ethanol 96%. Sau đó, dịch chiết được cô đặc dưới áp suất giảm thu được 108g cao đặc, đạt hiệu suất chiết là 5,04%. Thành phần hóa học alkaloid, flavonoid, coumarin và saponin được định tính bằng phản ứng hóa học đặc trưng. Hoạt chất alkaloid chính trong cao chiết (dictamnin, evolitrin và kokusaginin) được xác định bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Độc tính cấp qua đường uống của cao chiết được đánh giá bằng phương pháp Litchfield - Wilcoxon trên chuột nhắt trắng. Thử nghiệm chống viêm in vivo được tiến hành trên mô hình gây phù chân chuột nhắt trắng bằng carrageenan và độ phù chân được đo để đánh giá hiệu quả chống viêm của cao chiết.
Kết quả: Cao chiết được xác định có các thành phần alkaloid, flavonoid, coumarin và saponin bằng các phản ứng hóa học đặc trưng. Hợp chất alkaloid chính được định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng so với dung dịch chuẩn đối chiếu cho thấy trong cao chiết có dictamnin, evolitrin và kokusaginin. Không xác định được giá trị LD50 của cao chiết thân cây ba chạc khi cho chuột uống với liều tối đa lên đến 35,04 g/kg thể trọng cho thấy rằng cao chiết này có mức độ an toàn khá cao vì không có dấu hiệu gây chết cho chuột. Cao chiết thân cây ba chạc với liều 100 mg/kg và 200 mg/kg có tác dụng làm giảm độ phù chân chuột có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Hiệu quả giảm phù chân chuột cũng được ghi nhận là tương đương so với lô chứng dương uống diclofenac (5 mg/kg) ở thời điểm sau 3 giờ gây viêm, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) và hiệu quả cao hơn ở thời điểm 24 giờ sau khi gây viêm (p < 0,001).
Kết luận: Cao chiết thân cây ba chạc không chỉ an toàn mà còn có hiệu quả giảm phù chân chuột đáng kể so với thuốc chống viêm thông thường. Thân cây ba chạc rất có tiềm năng phát triển thành thuốc kháng viêm hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thân cây bạ chạc, Melicope ptelefolia, alkaloid, độc tính cấp, kháng viêm
Tài liệu tham khảo
[2] Chen L, Deng H, Cui H, Fang J, Zuo Z, Deng J et al, Inflammatory Responses and Inflammation-Associated Diseases in Organs, Oncotarget, 2018, 9, 7204-7218.
[3] Bagad A.S, Joseph J.A, Bhaskaran N, Agarwal A, Comparative Evaluation of Anti-Inflammatory Activity of Curcuminoids, Turmerones and Aqueous Extract of Curcuma longa, Advances in Pharmacological and Pharmaceutical Sciences, 2013, 805756.
[4] Camargo A, Rangel-Zuñiga O.A, Haro C et al, Olive oil phenolic compounds decrease the postprandial inflammatory response by reducing postprandial plasma lipopolysaccharide levels, Food Chemistry, 2014, 162, 161-71.
[5] Nikniaz Z, Ostadrahimi A, Mahdavi R et al, Effects of Elaeagnus angustifolia L. supplementation on serum levels of inflammatory cytokines and matrix metalloproteinases in females with knee osteoarthritis, Complementary Therapies in Medicine, 2014, 22 (5), 864-9.
[6] Huỳnh Minh Đạo, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Thị Thúy Liễu, Trịnh Thị Quỳnh, Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr, họ cam (Rutaceae)) thu hái tại Đà Nẵng, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2023, 58, 122-130.
[7] Lee B.W, Quy Ha T.K, Park E.J, Cho H.M, Ryu B, Doan T.P, Lee H.J, Oh W.K, Melicopteline A-E, Unusual Cyclopeptide Alkaloids with Antiviral Activity against Influenza A Virus from Melicope pteleifolia, J Org Chem, 2021 Jan 15, 86 (2), 1437-1447.
[8] Mahani Mahadi et al, The potential effects of Melicope ptelefolia root extract as an anti-nociceptive and anti-inflammatory on animal models, Bulletin of Faculty of Pharmacy, Cairo University, 2016, 54 (2), 237-241.
[9] Yao Q, Gao Y, Lai C, Wu C, Zhao C.L, Wu J.L, Tang D.X, The phytochemistry, pharmacology and applications of Melicope pteleifolia: A review, The Journal of Ethnopharmacology, 2020, 6, 251, 112546.
[10] Bộ Y tế, Dược Điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, 2018.
[11] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Thời Đại, 2016, 123.
[12] Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Diệp Huy Phong, Hồ Thanh Phát, Nguyễn Hoàng Tính, Bùi Thảo Nhi, Nguyễn Văn Luân, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ, Ngiên cứu tác dụng kháng viêm của cao chuẩn hóa kiểm soát hàm lượng các curcumin từ thân rễ nghệ vàng (Rhizoma Curcuma longa L.) trên chuột nhắt trắng, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 530 (1B).
[13] Lai W, Tan Y, Yang W, Zhang J, Liu M, Study on the acute toxicity of the aqueous extract of Polygonum hydropiper, Ficus pumila and Evodia lepta, Journal of Hainan Medical University, 2010, 16, 411-412.
[14] Sulaiman M.R, Mohd Padzil A, Shaari K, Khalid S, Shaik Mossadeq W.M, Mohamad A.S, Ahmad S, Akira A, Israf D, Lajis N, Antinociceptive activity of Melicope ptelefolia ethanolic extract in experimental animals, Journal of Biomedicine and Biotechnology, 2010, 937642.