CHẤP NHẬN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TỪ 18 ĐẾN 39 TUỔI NĂM 2021

Ngô Văn Lăng1, Nguyễn Thu Hương1, Phí Thị Hương Liên1, Nguyễn Minh Toàn1
1 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 và một số yếu tố liên quan của người Việt Nam từ 18 đến 39 tuổi năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích 2706 đối tượng tham gia trả lời bộ câu hỏi trực tuyến từ ngày 12 đến ngày 20 tháng 5 năm 2021. Kết quả: 71,5% người được hỏi chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. 72,2% đối tượng sẵn sàng trả tiền vắc xin. Yếu tố liên quan đến chấp nhận tiêm vắc xin gồm khu vực nông thôn, miền núi cao hơn thành phố, thị xã gấp 1,28 lần (KTC 95%: 1,04-1,57; p=0,018); nam giới chấp nhận tiêm vắc xin cao hơn nữ giới 1,71 lần (KTC 95%: 1,40-2,10; p= 0,000); nhóm chưa lập gia đình cao hơn 1,22 lần nhóm đang có vợ/chồng (KTC 95%: 1,03-1,45; p=0,024), học sinh/sinh viên và cán bộ Y tế sẵn sàng tiêm vắc xin cao hơn 2,02 lần (KTC 95%: 1,61-2,52) và 2,42 lần (KTC 95%: 1,85-3,17) nghề nghiệp khác (p=0,000); không mắc bệnh mạn tính chấp nhận tiêm vắc xin cao hơn 1,92 lần so với nhóm có bệnh mạn tính (KTC 95%: 1,47-2,51; p=0,000); trình độ học vấn sau đại học và không biết nguy cơ nhiễm COVID-19 làm giảm khả năng tiêm vắc xin 0,72 lần (KTC 95%: 0,55-0,94, p=0,014) và 0, 64 lần (KTC 95%: 0,52-0,80, p= 0,000). Kết luận: Tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 khá cao, đa số chấp nhận chi trả cho việc tiêm vắc xin. Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê là khu vực sinh sống, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử bệnh mạn tính và việc lo ngại mình có thể mắc COVID-19.

Chi tiết bài viết