6. TỶ LỆ NHIỄM, THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG VỚI NHÓM AZOLE CỦA CANDIDA SPP. Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo là tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ và Candida spp. là một trong những nguyên nhân thường gặp. Hiện tại, việc chẩn đoán, điều trị Candida spp. tại khu vực Cần Thơ và Đồng bằng Sông Cửu Long cũng còn một số khó khăn cùng với đó là tình trạng đề kháng của Candida spp. ngày càng tăng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm, thành phần loài và tỷ lệ đề kháng với nhóm azole của Candida spp. phân lập được ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 mẫu dịch âm đạo của phụ nữ đến khám tại phòng khám Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Mẫu dịch âm đạo được nuôi cấy, định danh và thực hiện kháng nấm đồ.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Candida spp. âm đạo ở phụ nữ đến khám là 35,6%, trong đó Candida albicans là loài chiếm tỷ lệ cao nhất (66,7%). Các loài Candida spp. phân lập được đề kháng với fluconazole, itraconazole, ketoconazole và voriconazole với tỷ lệ lần lượt là 21,1%, 45,6%, 10,5%, 14,0%.
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Candida spp. âm đạo ở phụ nữ còn cao và Candida albicans là tác nhân chủ yếu. Bên cạnh đó, các loài này có tỷ lệ đề kháng cao với fluconazole và itraconazole.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Candida, viêm âm đạo, nuôi cấy, định danh, đề kháng
Tài liệu tham khảo
[2]. Fakhim H, Vaezi A, Javidnia J. (2020), Candida africana vulvovaginitis: Prevalence and geographical distribution. J Mycol Med. Vol.30(3):100966. doi:10.1016/j.mycmed.100966
[3]. Nsenga L, Bongomin F. et al (2022), Recurrent Candida Vulvovaginitis.Venereology. Vol.1(1): pp.114-123. doi: https://doi.org/10.3390/venereology1010008
[4]. Nguyễn TH, Vũ HL, Lê HD, Ninh TD, Trần CV. Tỷ lệ và định danh chủng nấm Candida gây viêm âm đạo bằng môi trường Brilliance Candida Agar và kỹ thuật khối phổ Maldi - Tof. Tạp chí Da liễu học Việt Nam. 2023;(41):39-47. doi: https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.41.115
[5]. Nguyễn MH, Phạm BTT, Nguyễn HNT. Tình hình nhiễm nấm tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2020 - 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;534(1B): 138 - 142. doi: 10.51298/vmj.v534i1B.8261
[6]. Trang THN. Một số đặc điểm cận lâm sàng giúp định danh tác nhân viêm âm đạo. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;513(1): 227 - 231. doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v513i1.2372
[7]. Sustr V, Foessleitner P, Kiss H, Farr A. Vulvovaginal Candidosis: Current Concepts, Challenges and Perspectives. J Fungi (Basel). 2020;6(4). doi:10.3390/jof6040267
[8]. Sobel JD. Treatment of vaginitis caused by non-albicans Candida species. Expert Rev Anti Infect Ther. 2024;22(5):289-296. doi:10.1080/14787210.2024.2347953
[9]. Pristov KE, Ghannoum MA. Resistance of Candida to azoles and echinocandins worldwide. Clin Microbiol Infect. 2019;25(7):792-798. doi:10.1016/j.cmi.2019.03.028
[10]. Maraki S, Mavromanolaki VE, Stafylaki D, Nioti E, Hamilos G, Kasimati A. Epidemiology and antifungal susceptibility patterns of Candida isolates from Greek women with vulvovaginal candidiasis. Mycoses. 2019;62(8):692-697. doi:10.1111/myc.12946