30. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA NIỆU ĐẠO CẮT UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN KÈM CẮT HAI TINH HOÀN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 1/2018 - 12/2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sau phẫu thuật nội soi qua niệu đạo cắt ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển kèm cắt hai tinh hoàn tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 1/2018 - 12/2022.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu theo dõi dọc trên 217 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển được phẫu thuật nội soi cắt u kèm cắt hai tinh hoàn.
Kết quả: Phần lớn các bệnh nhân đều ở giai đoạn T3, T4 chiếm 82.9%, giai đoạn sớm T2 chỉ chiếm 17.1%.Trong số 217 BN có 118 BN còn sống (54,4%), tử vong 99 BN (45,6%). Tỷ lệ sống sót giảm dần theo thời gian theo dõi trong các nhóm từ 24 đến 72 tháng sau phẫu thuật tương ứng với 67,1% đến 36,8%. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là ung thư di căn các cơ quan khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống còn là điểm Gleason, nhóm tuổi và giai đoạn UTTTL (p<0,05). Khả năng tiểu tiện, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật: theo thang điểm IPSS phần lớn các bệnh nhân sau mổ tại thời điểm khám lại – phỏng vấn có rối loạn tiểu tiện ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm 94,1%, tăng hơn nhiều so với thời điểm trước mổ là 36,5% (p<0.001). Chất lượng cuộc sống (QoL) của bệnh nhân sau mổ ở mức độ chấp nhận được và hài lòng có tỷ lệ 90,6% cao hơn mức trước phẫu thuật là 18,5% (p<0.001)
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư tiền liệt tuyến, đánh giá kết quả sau mổ, tỷ lệ sống còn
Tài liệu tham khảo
[2]. WHO (2020). GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries, CA Cancer J Clin, 2021 Feb 4.
[3]. Rebecca L., Kimberly D., Hannah E., et al (2022). Cancer statistics, 2022, CA: A Cancer Journal for Clinicians, 72, p7-33.
[4]. WHO (2021). The Global Cancer Observatoty: Viet Nam, Int J Cancer,
[5]. Dong Van Hoang, Ngoc Minh Pham (2018). Dietary Carotenoid Intakes and Prostate Cancer Risk: A Case-Control Study from Vietnam, Nutrients, 10(1), 70.
[6]. Humphrey A. (2004). Gleason grading and prognostic factors in carcinoma of the prostate, Modern Pathology, 17, 292–306.
[7]. Fang K., Song P., Zhang J., et al (2021). The Impact of Palliative Transurethral Resection of the Prostate on the Prognosis of Patients With Bladder Outlet Obstruction and Metastatic Prostate Cancer: A Population-Matched Study, Front Surg, 8, Oct 29:8:726534.
[8]. Huggins C., Hodges C. (1941). Studies on Prostatic Cancer: The Effect of Castration, of Estrogen and of Androgen Injection on Serum Phosphatases in Metastatic Carcinoma of the Prostate, Cancer research, 1(4), 293.
[9]. Bubendorf L. (2000). Metastatic patterns of prostate cancer: an autopsy study of 1,589 patients, Hum Pathol, 31(5), p578-583.
[10]. Tremont-Lukats, Bobustuc G., Lagos G., et al (2003). Brain metastasis from prostate carcinoma: The M. D. Anderson Cancer Center experience, Cancer, 98(2), p363-368.
[11]. Lê Thị Khánh Tâm (2020). Đánh giá kết quả điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
[12]. Nguyễn Duy Điền, Trần Ngọc Sinh, Thái Minh Sâm (2011). Cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên bệnh nhân bí tiểu do ung thư tuyến tiền liệt, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15 (3), 14-18.
[13]. Đào Trọng Đại (2020). Kết quả phẫu thuật nội soi qua niệu đạo cắt ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển kèm cắt tinh hoàn hai bên ở bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
[14]. Stamey T., Mc Neal J. (1992). Adenocarcinoma of the prostate, Campbell’s Urology, 6, 1159-1214.
[15]. Albertsen P., Moore D., Shih W., et al (2011). Impact of Comorbidity on Survival Among Men With Localized Prostate Cancer, Journal of Clinical Oncology, 29(10), 1335-1341.