2. CAN THIỆP CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG SẢN PHẨM BỔ SUNG VITAMIN K2 Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng sản phẩm bổ sung ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng năm 2023-2024.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng, theo dõi trong 6 tháng được thực hiện ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên có tình trạng thiểu xương. Trong đó, nhóm can thiệp I sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin K2, canxi và vitamin D3 so với nhóm can thiệp II sử dụng sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D3.
Kết quả: Trong nhóm can thiệp I, chỉ số Osteocalcin trung bình giảm từ 21,08 ± 10,39 ng/mL xuống 18,28 ± 8,08 ng/mL (p < 0,001); tương tự, nhóm can thiệp II cũng ghi nhận sự giảm chỉ số Osteocalcin từ 21,42 ± 6,83 ng/mL xuống 19,29 ± 6,77 ng/mL (p = 0,003). Đối với chỉ số β-CTX, nhóm can thiệp I giảm từ 351,27 ± 177,05 ng/mL xuống 236,78 ± 129,19 ng/mL (p < 0,001); trong khi đó, nhóm can thiệp II giảm từ 298,58 ± 141,82 ng/mL xuống 284,61 ± 170,90 ng/mL, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,568).
Kết luận: Việc bổ sung vitamin K2 phối hợp canxi và vitamin D3 có ý nghĩa thay đổi các chỉ số dấu ấn chu chuyển xương so với nhóm chỉ bổ sung canxi và vitamin D3.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giảm mật độ xương, sản phẩm dinh dưỡng, vitamin K2, phụ nữ mãn kinh, Lâm Đồng
Tài liệu tham khảo
[2] Hien V.T, Lam N.T, Skeaff C.M, Todd J, McLean J.M, Green T.J, Vitamin D status of pregnant and non-pregnant women of reproductive age living in Hanoi city and the Hai Duong province of Vietnam, Matern Child Nutr, 2012, 8 (4), pp. 533-9.
[3] Hoàng Văn Dũng, Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và canxi tại cộng đồng, Luận án tiến sý y học, chuyên ngành Nội xương khớp, Học viện Quân y, 2017.
[4] Nguyễn Trung Hòa, Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế, Viện Vệ sinh dinh tễ Trung ương, 2015.
[5] Vasikaran S, Eastell R, Bruyere O, Foldes A.J, Garnero P, Griesmacher A, et al, Markers of bone turnover for the prediction of fracture risk and monitoring of osteoporosis treatment: a need for international reference standards, Osteoporos Int, 2011, 22 (2), pp. 391-420.
[6] Inaba N, Sato T, Yamashita T, Low-Dose Daily Intake of Vitamin K(2) (Menaquinone-7) Improves Osteocalcin γ-Carboxylation: A Double-Blind, Randomized Controlled Trials, J Nutr Sci Vitaminol (Tokyo), 2015, 61 (6), pp. 471-80.
[7] Knapen M.H, Drummen N.E, Smit E, Vermeer C, Theuwissen E, Three-year low-dose menaquinone-7 supplementation helps decrease bone loss in healthy postmenopausal women, Osteoporos Int, 2013, 24 (9), pp. 2499-507.
[8] Inoue T, Fujita T, Kishimoto H, Makino T, Nakamura T, Nakamura T et al, Randomized controlled study on the prevention of osteoporotic fractures (OF study): a phase IV clinical study of 15-mg menatetrenone capsules, J Bone Miner Metab, 2009, 27 (1), pp. 66-75.
[9] Ushiroyama T, Ikeda A, Ueki M, Effect of continuous combined therapy with vitamin K2 and vitamin D3 on bone mineral density and coagulofibrinolysis function in postmenopausal women, Maturitas, 2002, 41 (3), pp. 211-21.
[10] Knapen M.H, Schurgers L.J, Vermeer C, Vitamin K2 supplementation improves hip bone geometry and bone strength indices in postmenopausal women, Osteoporos Int, 2007, 18 (7), pp. 963-72.
[11] Emaus N, Gjesdal C.G, Almås B, Christensen M, Grimsgaard A.S, Berntsen G.K et al, Vitamin K2 supplementation does not influence bone loss in early menopausal women: a randomised double-blind placebo-controlled trial, Osteoporos Int, 2010, 21 (10), pp. 1731-40.
[12] Yamaguchi M, Weitzmann M.N, Vitamin K2 stimulates osteoblastogenesis and suppresses osteoclastogenesis by suppressing NF-κB activation, Int J Mol Med, 2011, 27 (1), pp. 3-14.