MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA TRẺ NGHE KÉM DƯỚI 3 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2018-2019

Vu Dinh Thiem, Lai Thu Ha, Phan Huu Phuc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên một nhóm gồm 461 trẻ nghe kém được chẩn đoán và điều trị tại Trung tâm Thính học và Trị liệu ngôn ngữ Bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 01/ 2018 đến tháng 08/ 2019. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá phân bố của nhóm trẻ theo tuổi, giới, mức độ nghe kém, các yếu tố nguy cơ cao, thực trạng can thiệp trên nhóm trẻ này. Số liệu được lấy bằng các phiếu điều tra và được phân tích bằng phần mềm Stata. Kết quả cho thấy trong nhóm nghiên cứu có 281 trẻ nam và 180 trẻ nữ. Nghe kém mức độ sâu chiếm tỉ lệ cao nhất với 269 trẻ (chiếm 58,4%), đứng thứ 2 là mức độ nặng với 55 trẻ chiếm 11,9%, đứng thứ 3 là nghe kém mức độ trung bình-nặng có 32 trẻ (6.9%). Nghe kém sau ốc tai (ANSD) có 77 trẻ chiếm 16,7%. Đa số trẻ nghe kém cả 2 tai (90,5%), chỉ có 9,5% trẻ nghe kém 1 tai. Độ tuổi phát hiện trẻ nghe kém hay gặp nhất là từ 13-24 tháng (33,2 %). Trong nhóm trẻ ANSD thì có tới 73,6% trẻ có tiền sử vàng da thời kỳ sơ sinh. Chỉ có 17,6% trẻ được đeo máy trợ thính và 8,9% trẻ được cấy điện cực ốc tai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Jerry LN, Marion PD, Hearing in children, 2000.
[2] Berg AL, Spitzer JB, Towers HM et al., Newborn hearing screening in the NICU: profile of failed auditory brainstem response/passed otoacoustic emission, Pediatrics, 2005; 116(4): 933–98.
[3] Mauk GW, Behrens TR, Historical, political and technological context associated with early identification of hearing loss, Seminars in Hearing, 1993; 14: 1–17.
[4] Al-Kandari JM, Alshuaib WB, Newborn hearing screening in Kuwait, Electromyogr Clin Neurophysiol, 2007; 47(6): 305–13.
[5] Walton JP, Hendricks-Munoz K, Profile and stability of sensorineural hearing loss in persistent pulmonary hypertension of the newborn, J Speech Hear Res., 1991; 34: 1362–70.
[6] Salamy A, Eldredge L, Tooley WH, Neonatal status and hearing loss in high risk infants, Journal of Pediatric, 1989; 114: 847–52.
[7] Sohmer H, Freeman S, Malachle S, Multi-modality evoked potentials in hypoxemia, Electroencephalogr Clin Neurophysiol, 1986; 64: 328–33.
[8] Stolar CJH, Crisafi MA, Driscoll YT, Neurocognitive outcome for neonates treated with extracorporeal membrane oxygenation: are infants with congenital diaphragmatic hernia different?, J Pediatr Surg., 1995; 30: 366–71.
[9] Syka J, Melichar I, The effect of loop diuretics upon summating potentials in the guinea pig, Hear Res., 1985; 20: 267–73.
[10] Rance G, Auditory neuropathy/dys-synchrony and its perceptual consequences, Trends Amplif., 2005; 9: 1–43
[11] Yoshinaga I, Language of early and later identified children with hearing loss, Pediatrics, 1998; 102, 1161-1171