46. KẾT QUẢ NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN 1/3 GIỮA VÀ 1/3 DƯỚI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG LASER - HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Trần Thái Phúc1, Lại Ngọc Thắng1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới bằng tán sỏi ngược dòng sử dụng nặng lượng laser Holmium tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 73 người bệnh được thực hiện tán sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng năng lượng laser Holmium tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 06 năm 2023. Ghi nhận các số liệu về đặc điểm cơ thể bệnh, thời gian tán sỏi niệu quản, các tai biến biến chứng và kết quả.


Kết quả: Tuổi trung bình 54,4±11,4 tuổi; nam chiếm 64,4% nữ chiếm 35,6%. Đau âm ỉ vùng thắt lưng và đau quặn thận là lý do chính khiến người bệnh vào viện (chiếm 57,6%). Đa số người bệnh có thời gian tán sỏi <60 phút. Tỷ lệ tai biến thấp: 13.6% có tổn thương niêm mạc niệu quản, 15% xuất hiện biến chứng sau tán sỏi. Tỷ lệ tán sỏi thành công là 95,8%.


Kết luận: Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp can thiệp ít xâm hại, an toàn, hiệu quả trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sorokin I, Maloulakis C, Miyazawa K, et al (2017), Epidemiologyof ureteral calculi. World J Urol. 2017 Sep;35(9):1301-1320. doi: 10.1007/s00345-017-2008-6.
[2] Scales Jr CD, Smith AC, Hanley JM, et al (2012). Prevalence of kidney stones in the United States. Eur Urol;62(1): 160e5.
[3] Turk C., Neisius A., Petrik A., et al (2019). EAU guidelines on urolithiasis.
[4] Budia Alberto, Caballer Vicent (2016). Comparison of Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy versus Ureteroscopy Holmium Laser Lithotripsy in the Management of Ureteral.
[5] Schlager Daniel, Schulte Antonia, SchAAtz Jan et al (2020). Laser-guided real-time automatic target identification for endoscopic stone lithotripsy: a two-arm in vivo porcine comparison study. World Journal of Urology.
[6] Han Mi Ah, Kim Jin Hwa (2017). Diagnostic x-ray exposure and thyroid cancer risk: systematic review and meta-analysis. Thyroid, thy.2017.0159
[7] Phạm Đức Chiến (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi nguợc dòng tán sỏi niệu quản 1/3 trên bằng Holmium laser tại Bệnh viện Việt Tiệp. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Duợc Hải Phòng.
[8] Phạm Ngọc Minh (2015). So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phuơng pháp nội soi tán sỏi sử dụng năng luợng laser Holmium với xung hơi tại Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Duợc Thái Nguyên.
[9] Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Mễ (2003). “Sỏi thận”. NXB Y học, tr. 233-243.
[10] Budia, Alberto; Caballer, et al (2016). Comparison of Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy versus Ureteroscopy Holmium Laser Lithotripsy in the Management of Ureteral Stones: A Cost-effectiveness Analysis. Med Surg Urol 2016, 5:3 DOI: 10.4172/2168-9857.1000168
[11] Nguyễn Tấn Phong (2015). Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng với nguồn tán Holmium Laser tại bệnh viện quân y 121. Tạp Chí Y Học Việt Nam, Tập 410, tr. 19-25
[12] Jeffry L., Huffman (1992), "Ureteroscopy", Campell’s Urology, 6th ed, 3, WB Saunder,pp. 2195- 2230.
[13] Trịnh Hoàng Giang (2021). Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng Laser Hol. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
[14] Dương Văn Trung (2019). “Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi ngươc dòng tại bệnh viện Bưu Điện Hà Nội”. Tạp chí Y học thực hành, 491, 601-604.
[15] Trần Xuân Quang (2019). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi nguợc dòng tán sỏi niệu quản 1/3 trên bằng Holmium laser tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.