HIỆU QUẢ BỔ SUNG ĐA VI CHẤT LÊN TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM, THIẾU VITAMIN A CỦA NỮ VỊ THÀNH NIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA NĂM 2019 - 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng, mù đôi, đánh giá hiệu quả sử dụng viên đa vi chất (ĐVC) lên tình trạng thiếu kẽm, thiếu vitamin A của nữ vị thành niên Trung học phổ thông (THPT) miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2019 - 2020, phân loại chỉ số sinh hóa theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hướng dẫn của Tổ chức Tư vấn quốc tế về thiếu kẽm dinh dưỡng (IZiNCG). 322 nữ học sinh tham gia can thiệp chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm can thiệp uống viên ĐVC gồm 23 loại vitamin và chất khoáng trong đó kẽm (10,8 mg), vitamin A (550mcg), nhóm chứng uống viên giả dược, 1 viên/tuần trong 9 tháng. Kết quả sau 9 tháng can thiệp, nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của nhóm can thiệp (11,35 ± 2,88 µmol/l) đã được cải thiện rõ rệt và cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (10,51 ± 2,08 µmol/l) với p<0,05. Tuy nhiên nồng độ retinol trung bình giữa hai nhóm chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt mặc dù ở nhóm Can thiệp đã có sự cải thiện có ý nghĩa so với thời điểm ban đầu với mức tăng là 0,07 ± 0,30 µmol/l. Tỷ lệ thiếu kẽm, thiếu vitamin A tiền lâm sàng giữa hai nhóm sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nữ vị thành niên, thiếu kẽm, thiếu vitamin A, đa vi chất
Tài liệu tham khảo
[2] Van TK, Developing a formula to fortify micronutrients into common foods for 7-10 year old students according to the guidelines of the World Health Organization in 2016 and evaluating the effectiveness, Thesis of Doctorate in Nutrition, Vietnam Institute of Nutrition, 2020.
[3] WHO, Guideline: Intermittent iron and folic acid supplementation in menstruating women, Geneva, 2011.WHO, Serum retinol concentrations for determining the prevalence of vitamin A deficiency in populations, 2011.
[4] Kawade R, Zinc status and its association with the health of adolescents: a review of studies in India, Glob Health Action, 2012; 5: 7353.
[5] Robert EB, Laura EC, Zinc Deficiency, Comparative Quantification of Health Risks, Global and regional burden of disease attribution to selected major risk factors, World Health Organization, 2004: 257-279.
[6] Bailey RL, West JKP, Black RE, The Epidemiology of Global Micronutrient Deficiencies, Ann Nutr Metab., 2015; 66: 22-33.
[7] Wiseman EM, Bar-El DS, Reifen R, The vicious cycle of vitamin a deficiency: A review, Crit Rev Food Sci Nutr, 2017; 57(17): 3703-3714.
[8] Shashi A, Chiplonkar, Rama K, Effect of zinc- and micronutrient-rich food supplements on zinc and vitamin A status of adolescent girls, Nutrition, 2012; 28(5): 551-558.
[9] Brown KH, Rivera JA, Bhutta Z et al., International Zinc Nutrition Consultative Group (IZiNCG) technical document #1, Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control, Food Nutr Bull., 2004; 25: S99-203.
[10] Hettiarachchi M, Liyanage C, Wickremasinghe R. et al., The efficacy of micronutrient supplementation in reducing the prevalence of anaemia and deficiencies of zinc and iron among adolescents in Sri Lanka, Eur J Clin Nutr., 2008; 62(7): 856-65.