THỰC TRẠNG SỨC KHỎE THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ DƯỠNG SINH Ở QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyen Manh Tri, Le Thi Tuong Van, Luong Thai Vinh, Vo Thi Ngoc Ha, Nguyen Thi Phuong, Nguyen Thi Van

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuổi ngày càng cao, việc chống đỡ và sự chịu đựng trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bao gồm việc rèn luyện bồi dưỡng thể chất và tinh thần để nâng cao chất lượng cuộc sống là rất cần thiết đặc biệt là sức khỏe thể chất của người cao tuổi.


Mục tiêu: Xác định điểm số sức khỏe thể chất và yếu tố liên quan của người từ 60 tuổi trở lên tại các câu lạc bộ dưỡng sinh ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019.


Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng là người từ 60 tuổi trở lên có tập luyện tại các câu lạc bộ dưỡng sinh đang sinh sống trên địa bàn quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2019.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy điểm số trung bình của sức khỏe thể chất là 63,3±17,3 điểm. Trong đó, hoạt động thể chất: 61,0±23,1; hạn chế về thể chất: 57,2±26,1; cảm giác đau: 68,2±22,2; sức khoẻ tổng quát: 59,6±14,9. Xét mối liên quan cho thấy nhóm tuổi càng tăng, điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng giảm có ý nghĩa thống kê ở bốn lĩnh vực (p<0,05). Nữ giới có điểm số trung bình chất lượng cuội sống cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


Kết luận: Kết quả là thông tin quan trọng làm cơ sở theo dõi đánh gia tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, đồng thời gợi ý các khuyến cáo trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc về sức khỏe thể chất của người cao tuổi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

United Nations Population Fund, Aging in the 21st century: Achievements and challenges, Journal of United Nations Population Fund Viet Nam, 2012.
[2] Dykstra PA, Older adult loneliness: myths and realities, Journal of European journal of aging, 2009, 6: 91-100.
[3] Varma GR, Kusuma YS, Health-related quality of life of elderly living in the rural community and homes for the elderly in a district of India, Journal of Application of the short form 36 (SF-36) health survey questionnaire. Z Gerontol Geriatr, 2010; 43: 259-263.
[4] Nguyen HTN, Quality of life and related factors of hypertensive patients treated as outpatients at Binh Dinh Provincial General Hospital in 2018, Thesis of the Doctor of Preventive Medicine Faculty of Public Health: University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, 2018. (in Vietnamese)
[5] Lima M, Barros M, César C et al., Health related quality of life among the elderly: a population-based study using SF-36 survey, Cadernos de saúde pública / Ministério da Saúde, Fundação Oswaldo Cruz, Journal of Escola Nacional de Saúde Pública, 2009; 25: 2159-2167.
[6] Hoan LT, Some factors related to the quality of life of the elderly in Trung Luong commune, Binh Luc district, Ha Nam province 2014, Journal of Medical Research, 2014; 95(3): 56-78. (in Vietnamese)
[7] Wang R, Wu CFZY, Zhao Y FYX et al., Health related quality of life measured by SF-36: a population-based study in Shanghai, China, Journal of BMC Public Health Electronic, 2008; 292: 1471-2458.