TỶ LỆ TỒN DƯ GIÃN CƠ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Doan Minh Nhut, Nguyen Van Chinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tại Việt Nam sử dụng máy gia tốc cơ đo chỉ số TOF nhằm theo dõi giãn cơ vẫn chưa được thực hiện thường quy, việc rút ống nội khí quản chủ yếu dựa vào các đánh giá lâm sàng mang tính chủ quan.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 96 bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ tháng 11/2020 đến tháng 05/2021.


Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu bao gồm: (1) Xác định diễn tiến chỉ số TOF vào 7 thời điểm: ngay sau đến phòng hồi tỉnh, sau khi rút ống nội khí quản, 15 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút sau rút nội khí quản; (2) Xác định tỷ lệ tồn dư giãn cơ của bệnh nhân phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.


Kết quả: Trung bình đạt chỉ số TOF 0,9 sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ở thời điểm nhập hồi tỉnh là 88,11%, rút ống nội khí quản là 90,53% và đến thời điểm 120 phút sau rút ống nội khí quản là 99,88%. Tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật khi chỉ số TOF < 0,9. Ở thời điểm nhập hồi tỉnh, tỷ lệ tồn dư giãn cơ cao nhất chiếm 58,33%, tiếp theo là thời điểm rút ống nội khí quản 39,58%, 15 phút sau rút ống là 21,88%. Cho đến 120 sau rút ống nội khí quản thì không còn tồn dư giãn cơ.


Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cần theo dõi bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa bằng các thiết bị định lượng đến đánh giá chính xác hơn về chỉ số tồn dư giãn cơ trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Khai HC, Evaluation of postoperative residual muscle relaxant by monitoring in patients using long- and moderate-acting non-depolarizing muscle relaxants, Thesis of Master of Medicine, Hanoi Medical University, 2004, p.40-83. (in Vietnamese)
[2] Tu NH,Thu NTM, Muscle relaxants - research evidence and use in anesthesia resuscitation, Medical Publishing House, 2013; p. 125-167. (in Vietnamese)
[3] Tin DT, Chinh NV, The situation of residual muscle relaxation after surgery, Journal of Medicine Ho Chi Minh, 2016; 20(1): 224 - 229. (in Vietnamese)
[4] Quy NT, Muscle relaxants : Guidelines for the use of muscle relaxants and muscle relaxants in surgery, Medical Publishing House, 2016; p.7-23. (in Vietnamese)
[5] Kunthou L, Thanh NT, Evaluating the rate of residual muscle relaxation after surgery, Journal of Medicine Ho Chi Minh, 2016; 20(1): 217 - 223. (in Vietnamese)
[6] Han LN, Evaluation of residual muscle relaxation after cardiac surgery in adults with extracorporeal circulation, Thesis of First Degree specialist, University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh City, 2019. (in Vietnamese)
[7] Kumar GV, The intubating dose os succinylcholine: The effect of doses on recovery time, Anethesiology, 2003;117(6): 1234-1244. (in Vietnamese)
[8] Murphy GS, Residual Neuromuscular Block in the Elderly: Incidence and clinical implicaitons, Anesthesiology, 2015; 96: 202-231. (in Vietnamese)