12. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024

Nguyễn Thị Cẩm Nhung1, Lê Thuận Linh1, Huỳnh Mỹ Thư1, Trần Thị Bích Bo1, Nguyễn Võ Minh Hoàng1
1 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện góp phần tích cực đến kết quả và chi phí điều trị của người bệnh. Để thực hiện công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện một cách hiệu quả, một trong năm hợp phần đầu vào chính là nguồn nhân lực. Nghiên cứu với mục đích tìm kiếm những bằng chứng khoa học cho các nhà quản lý xây dựng các giải pháp, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế về chăm sóc dinh dưỡng người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện.


Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2024.


Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức từ tháng tháng 02/2024 - 9/2024. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cắt ngang mô tả. Tiến hành khảo sát 337 đối tượng là nhân viên y tế tham gia trực tiếp vào công tác chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.


Kết luận: Kiến thức đạt về chăm sóc dinh dưỡng của nhân viên y tế chiếm tỷ lệ 60,5%. Ở các nhóm kiến thức, tỷ lệ đạt chưa cao: kiến thức đạt về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng người bệnh: 67,4%; kiến thức đạt về sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng: 60,5%; kiến thức đạt về hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh: 62,6%; kiến thức đạt về chế độ ăn trong bệnh viện: 45,1%; kiến thức đạt về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh: 66,2%. Kiến thức chăm sóc phân loại tốt, có tỷ lệ bác sĩ cao hơn điều dưỡng (49,2% so với 44,1%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Role of Nutrition in Improving Quality of Care: An Interdisciplinary Call to Action to Address Adult Hospital Malnutrition. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2013; 37: 482-497.11
[2] Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 quy định về hoạt động dinh dưỡng trong Bệnh viện
[3] Nguyễn Thị Hồng Vân và Lê Văn Hợi (2019). Thực trạng kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Phổi trung ương năm 2019. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 2 Số 3(2) (2019)
[4] Đỗ Thị Ngọc Anh (2023). Đánh giá kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bỏng của điều dưỡng bệnh viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Tạp chí Y học thực hành và Bỏng số 4 –2023
[5] Nguyễn Hồng Trường và Nguyễn Đỗ Huy (2012). Quan điểm của cán bộ y tế về chi trả cho hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2012. Tạp chí Y học thực hành (874), (6), 26-29.
[6] Trần Khánh Thu (2018). Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và kết quả can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh thận nhân tạo chu kỳ, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
[7] Kim and R. Choue (2009). Nurses' positive attitudes to nutritional management but limited knowledge of nutritional assessment in Korea. Int Nurs Rev. 56(3), 333-339
[8] Kobe J.A (2006). Aspects of nutritional knowledge, attitudes, and practices of nurses working in the surgical division at the Kenyatta National Hospital, Kenyatta.
[9] Boaz M, Rychani L, Barami K and et al (2013). Nurses and nutrition: a survey of knowledge and attitudes regarding nutrition assessment and care of hospitalized elderly patients. J Contin Educ Nurs, 44(8), page. 357-64.
[10] Iqbal M.S (2015). Evaluation Of Knowledge, Attitudes, And Practices Of Healthcare Providers Towards Nutrition Support In Pakistan. Value in Health. Vol 18, issue 3, 98-99.