49. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ANDERSON - HYNES ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN - NIỆU QUẢN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khúc nối bể thận- niệu quản là phần tiếp nối giữa bể thận và niệu quản. Tắc nghẽn hoàn toàn hay một phần khúc nối bể thận- niệu quản làm cản trở lưu thông nước tiểu qua khúc nối xuống niệu quản, gây nên tình trạng ứ nước thận với danh pháp quốc tế Ureteropelvic Junction Obstruction (viết tắt UPJO).
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản bằng phương pháp Anderson – Hynes tại Khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp với tiến cứu mô tả 33 bệnh nhân hẹp khúc nối bể thận - niệu, được phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản bằng phương pháp Anderson – Hynes từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2024.
Kết quả: Qua nghiên cứu có 33 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình bể thận niệu - quản bằng phương pháp Anderson – Hynes. Tuổi trung bình là 5,15 tuổi, 27 trẻ trai (81,8%) và 6 trẻ gái(18,2%), thận bên trái 22 bệnh nhân; thận bên phải là 6 bệnh nhân, 5 bệnh nhân có ứ nước thận 2 bên. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu (57,6%). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 6,61 ± 2,26 ngày.Đánh giá kết quả tốt có 19 trường hợp (79,2%), trung bình có 4 trường hợp (16,7%), xấu có 01 trường hợp (3%) là bệnh nhi có tình trạng tái hẹp, đã được phẫu thuật tạo hình lại lần 2.
Kết luận: Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản bằng phương pháp Anderson – Hynes điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ em là một phương pháp điều trị tốt có tỷ lệ thành công cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản, bệnh lý khúc nối bể thận - niệu quản, phương pháp Anderson-hynes
Tài liệu tham khảo
[2] Phan Tấn Đức, Hồ Minh Nguyệt, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Hiền, Phạm Ngọc Thạch, Lê Tấn Sơn. Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản qua nội soi xuyên phúc mạc tại Bệnh viện Nhi đồng 2, kinh nghiệm qua 28 trường hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2014;28(6):46-9.
[3] Kelalis PP, Ormond SC, Gunnar BS, Edmund CB. Ureteropelyic Obstruction in Children: Experiences with 109 Cases. The Journal of urology. 1971;106(3):418-22.
[4] Lê Anh Dũng, Việt. ND, Hoàn. VX, Quang. NT, Anh. VD, Hùng. ĐM, et al. Kết quả phẫu thuật tạo hình bể thận bằng nội soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2019;23(3):228-32.
[5] Thomas D. Embryology. Essentials of Paediatric Urology,2nd ed2008.
[6] Valayer J, Adda G. Hydronephrosis Due to Pelviureteric Junction Obstruction in Infancy. British Journal of Urology. 1982;54:451-4.
[7] Phan Tấn Đức. Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản qua nội soi xuyên phúc mạc ở trẻ em kinh nghiệm qua 66 trường hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2018;4(22):106-10.
[8] Nguyễn Việt Hoa, Phạm Quang Hùng, Nguyễn Bích Ngọc, Vũ Hồng Tuân. Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc hỗ trợ tạo hình khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ dưới 2 tuổi. Tạp chí y học Việt Nam. 2024;540:4-8.