46. SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT CẮT PHỔI GIỮA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG VỚI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

Nguyễn Văn Thắng1,2, Nguyễn Toàn Thắng1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả giảm đau trong và sau phẫu thuật cắt phổi giữa phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống liên tục (erector spinae plane block - ESPB) và gây tê ngoài màng cứng bằng Ropivacain 0,125% kết hợp với Fentanyl 1 mcg/1 ml.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm 60 bệnh nhân
có chỉ định phẫu thuật cắt phổi được chia làm hai nhóm: 30 bệnh nhân giảm đau bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (GTMPCDS) và 30 bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2024.


Kết quả: Tổng lượng fentanyl dùng trong mổ ở nhóm GTMPCDS và nhóm GTNMC không có sự khác biệt (p>0,05) (323,20 ± 35,2 và 320,87 ± 36,64 mcg). Lượng morphin tiêu thụ sau mổ trong 24 giờ của nhóm GTMPCDS là 541,67 ± 144,34 (mcg); ở nhóm GTNMC là 519,35 ± 151,74 (mcg). Sau 24 giờ 2 nhóm không cần bổ sung morphin. Điểm VAS khi nghỉ và vận động của nhóm GTMPCDS giảm có ý nghĩa thống kê gần tương tự như nhóm GTNMC. Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về tỷ lệ tác dụng không mong muốn giữa hai nhóm gây tê (p >0,05).


Kết luận: Phương pháp GTMPCDS có hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ, giảm đau sau mổ tốt tương đương với GTNMC mà không gặp nhiều các biến chứng nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Chitnis, S.S., R. Tang, and E.R. Mariano, The role of regional analgesia in personalized postoperative pain management. Korean J Anesthesiol, 2020. 73(5): p. 363-371.
[2] Pirsaharkhiz, N., et al., Utility of erector spinae plane block in thoracic surgery. J Cardiothorac Surg, 2020. 15(1): p. 91.
[3] Nguyễn Văn Chiến, et al., Kết quả phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I-II tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phẫu thuật
tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 2017. 18: p. 3-8.
[4] Trần Công Quyền, Hiệu quả điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, 2018. 22(2): p. 226-231.
[5] Krishna, S.N., et al., Bilateral Erector Spinae Plane Block for Acute Post-Surgical Pain in Adult Cardiac Surgical Patients: A Randomized Controlled Trial. J Cardiothorac Vasc Anesth, 2019. 33(2): p. 368-375.
[6] Vũ Hoàng Phương, Đánh giá kết quả giảm đau trong mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng hai bên dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021. 142(6): p. 100-107.
[7] Fu, J., G. Zhang, and Y. Qiu, Erector spinae plane block for postoperative pain and recovery in hepatectomy: A randomized controlled trial. Medicine (Baltimore), 2020. 99(41): p. e22251.
[8] Cui, Y., et al., The Effect of Single-Shot Erector Spinae Plane Block (ESPB) on Opioid Consumption for Various Surgeries: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. J Pain Res, 2022. 15: p. 683-699.
[9] Trần Thị Thu Lành, et al., Giảm đau đa mô thức bằng paracetamol kết hợp ketorolac sau các phẫu thuật lớn trong ổ bụng qua nội soi. Tạp chí Y
Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 3, tập 12, tháng 6/2022, 2022. 3: p. 46-51.
[10] Viderman, D., M. Aubakirova, and Y.G. Abdildin, Erector Spinae Plane Block in Abdominal Surgery: A Meta-Analysis. Front Med (Lausanne), 2022. 9: p. 812531.
[11] Nguyễn Trần Hoàng, Đánh giá hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống hai bên bằng hỗn hợp Anaropin và Dexamethasone cho giảm đau trong và sau phẫu thuật sỏi đường mật. 2022, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.