1. NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG Ở BỆNH NHÂN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM

Dương Thành Trí1, Lê Thành Khánh Vân2, Phạm Đình Nguyên3
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Trà Vinh
3 Bệnh viện Nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành phòng ngừa đau cột sống thắt lưng của bệnh nhân tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, phân tích hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục trong việc nâng cao kiến thức và thay đổi hành vi thực hành phòng ngừa của bệnh nhân.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp trước-sau được thực hiện trên 140 bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi tự điền, đánh giá kiến thức và thực hành của bệnh nhân về phòng ngừa đau cột sống thắt lưng trước và sau can thiệp. Kết quả được phân tích bằng phần mềm SPSS.


Kết quả: Sau can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về phòng ngừa đau cột sống thắt lưng tăng từ 35% lên 60%, trong khi tỷ lệ thực hành đúng tăng từ 30% lên 65%. Nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa kiến thức và thực hành, bệnh nhân có kiến thức tốt thường có xu hướng thực hành đúng đắn hơn.


Kết luận: Can thiệp giáo dục giúp cải thiện đáng kể kiến thức và thực hành phòng ngừa đau cột sống thắt lưng của bệnh nhân. Nghiên cứu đề xuất tiếp tục duy trì và mở rộng các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thực hành phòng ngừa bệnh lý cột sống cho bệnh nhân trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Hòa (2022). Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của đau thắt lưng ở người trưởng thành tại Việt Nam. Tạp chí Y học TP.HCM, 502(2), 45-52.
[2] Nguyễn Thị Thanh Tú (2021). Phân loại chẩn đoán bệnh nhân đau thắt lưng được điều trị tại Phòng châm cứu ngoại trú Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, 502(2), 62-68.
[3] Bùi Thị Ngọc Anh (2022). Đau mạn tính trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xương. Tạp chí Y học Việt Nam, 520(2), 55-61.
[4] Phan Quang Trí (2018). Phác đồ điều trị của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình 2018, phần 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 88-125.
[5] Ahmed H, Hashim M, et al. (2022). Impact of work-related chronic low back pain on functional performance and physical capabilities in women and men: a sex-wise comparative study. BioMed Research International, 2022: 123-129.
[6] Vũ Mạnh Độ (2020). Kiến thức thực hành đúng về tư thế, vận động trước và sau can thiệp của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 3(2), 32-40.
[7] Bello B, et al. (2022). Knowledge, attitude, and perception of low back pain and activities that may prevent it among adolescents in Nigeria. African Health Sciences, 4(4), 140-147.
[8] Vũ Hồng Vân (2021). Tỷ lệ bị rối loạn lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính do thoái hóa cột sống. Tạp chí Y học Việt Nam, 505(1), 78-85.