53. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả năng lực chuyên môn cần thiết của nhân viên công tác xã hội tại 3 bệnh viện lớn ở Hà Nội năm 2024: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang được sử dụng qua thu thập thông tin từ 116 nhân viên y tế.
Kết quả: Nhân viên công tác xã hội có năng lực ở mức trung bình (59,5%), trong khi 22,4% có năng lực tốt, 18,1% có năng lực khá. Các kỹ năng công tác xã hội đã được thực hiện bao gồm chăm sóc theo nhóm (61,2%), giáo dục tâm lý (64,2%) và quản lý trường hợp (54,3%), sử dụng bảng hỏi PHQ9 và GAD7 (58,6%), năng lực văn hóa (52,6%). Tuy nhiên, nhiều kỹ năng như cái bắt tay nồng ấm (71,6%), đánh giá và can thiệp về rượu và ma túy (71,6%), kích hoạt hành vi (69,0%), điều trị giải quyết vấn đề (69,8%), và liệu pháp nhận thức - hành vi ngắn gọn (69,8%) vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Kết luận: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo chuyên sâu và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ công tác xã hội nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, đồng thời đề xuất phát triển chương trình đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực phù hợp với môi trường bệnh viện tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhân viên y tế, bệnh viện, Hà Nội, công tác xã hội, năng lực chuyên môn
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế, 2015, Công tác xã hội tại bệnh viện - Còn đó những trăn trở, Chương trình mục tiêu quốc gia, Cổng Thông tin Bộ Y tế.
[3] Phạm Tiến Nam, Nguyễn Hồng Sơn, Hoàng Long Quân và cộng sự, Công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Thành tựu và thách thức, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển, 2020, 4(1): 13-15.
[4] Kiều Văn Tu, Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 2021, 10 (2), 69-76.
[5] Nguyễn Đức Hữu, Vai trò công tác xã hội tại Úc, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển, 2020, 4(1): 118-126.
[6] Phạm Tiến Nam, Thực trạng đào tạo cử nhân công tác xã hội tại Trường Đại học Y tế Công cộng: Một số khuyến nghị, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2021, tập 66, số 1, vjol.info.vn/index.php/ DHSP-GD/article/view/58062.
[7] Bùi Thị Mai Đông, Hoạt động công tác xã hội tại một số bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2020, 4 (1), 48-61.
[8] Nguyễn Thị Thanh Tùng, Vai trò của công tác xã hội trong bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học, 2020, 43/2020: 55-56.
[9] Nguyễn Văn Tường, Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội - Giải pháp nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên ngành công tác xã hội đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và hội nhập quốc tế, 2018, 8.
[10] Nguyễn Thị Huệ, Dương Thị Phương, Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2020, 4(1): 16-25.
[11] Lý Tiểu Long, Nguyễn Mỹ Linh, Bùi Nguyễn Tố Như và cộng sự, Kiến thức, thái độ, hành vi của nhân viên y tế về công tác xã hội tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2022, Tạp chí Y tế công cộng, 2023, tập 62, số 03, https://vjol.info.vn/index.php/ TTCC/ article/view/79248.
[12] Horevitz E, Manoleas P, Professional Competencies and Training Needs of Professional Social Workers in Integrated Behavioral Health in Primary Care, Social Work in Health Care, vol. 52, No. 8, 2013, pp. 752-787. Taylor & Francis, doi:10.1080/00981389.2013.791362.
[13] Trevithick P, Social Work Skills: A Practice Handbook. Open University Press, 2000. https://momentumsolutionsteam.com/catholiccharitiesLA/wpcontent/uploads/Social-Work-Skills.pdf.
[14] Likert R, A technique for the measurement of attitudes, Archives of Psychology, 1932, 22 140, 55.