46. THỰC TRẠNG BẠO LỰC MẠNG VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bạo lực mạng và cách ứng phó của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2023 đến tháng 4/2024 với 513 sinh viên. Dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi tự điền, đánh giá bằng thang đo Cyberbullying Scale.
Kết quả: Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình là 5,59 giờ/ngày, chủ yếu vào buổi tối. Facebook và TikTok là nền tảng phổ biến nhất. Tỷ lệ sinh viên bị bắt nạt qua mạng khá thấp, nhưng vẫn có những sinh viên gặp phải các hành vi tiêu cực. Phương pháp ứng phó phổ biến là chia sẻ thông tin và tìm lời khuyên từ bạn bè. Mặc dù tỷ lệ bắt nạt không cao, tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần vẫn rất đáng lo ngại.
Kết luận: Các trường đại học cần quan tâm và triển khai biện pháp bảo vệ sinh viên trước các nguy cơ bắt nạt trên mạng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bắt nạt trên mạng, sinh viên, sức khỏe tâm lý, mạng xã hội, ứng phó
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn T.B.T, Thực trạng bắt nạt trực tuyến của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học
Đại học Văn Hiến, 8, 2023, 98. https://doi.org/10.58810/vhujs.8.5.2022.381.
[3] Trang P.T.T, Vững N.Đ, Hiếu K.T.M, Thực trạng bạo lực trẻ em ở học sinh Trường Trung học cơ sở Hạ Đình năm 2020, Tạp chí Nghiên cứu học,
144, 2021, 276-292. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v144i8.404.
[4] Hà N, Nhận thức của học sinh trường phổ thông Tuyên Quang về xâm hại trẻ em trên không gian mạng, Sci. J. TAN TRAO Univ, 9 (2024). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/1118.
[5] Nguyễn Thị Hải Yến, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Trần Tâm Như, Nguyễn Thị Thu Ngân, Đỗ Xuân Biên, Trần Vinh Quang, Thói quen sử dụng
mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, 2024, 389-396. https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.044.
[6] Vũ P.D, Trần H.H, Ảnh hưởng của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Sci. J. TAN TRAO
Univ, 9 (2024). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/1059.
[7] Sockman B, Koehn S, An Exploratory Study of Cyberbullying with Undergraduate University, in: 2011. https://www.semanticscholar.org/paper/An-Exploratory-Study-of-Cyberbullying-with-Sockman-Koehn/88e4322edbc-5c001b70f766514401e06ab1dc3f0 (accessed October 1, 2024).
[8] Thai T.T, Duong M.H.T, Vo D.K, Dang N.T.T, Huynh Q.N.H, Tran H.G.N, Cyber-victimization and its association with depression among Vietnamese adolescents, PeerJ, 10, 2022, e12907. https://doi.org/10.7717/peerj.12907.
[9] Kumar V.L, Goldstein M.A, Cyberbullying and Adolescents, Curr. Pediatr. Rep., 8, 2020, 86-92. https://doi.org/10.1007/s40124-020-00217-6.