13. KẾT QUẢ KHÁM SÀNG LỌC PHÁT HIỆN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG XÉT NGHIỆM PAP TẠI XÃ PỜ LY NGÀI, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2024

Vũ Đình Nam1, Bùi Thị Phương1
1 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả khám sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 83 người phụ nữ đã có gia đình và đã quan hệ tình dục từ 18 tuổi trở lên, đồng ý tham gia nghiên cứu trong chương trình khám bệnh tình nguyện của khoa Y, trường Đại học Đại Nam năm 2024.


Kết quả: Qua thăm khám cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm cổ tử cung cao 18,07%, tiếp đến là viêm, nấm âm đạo 14,29%, viêm âm hộ chiếm tỷ lệ 4,81% và polype cổ tử cung chiếm 2,41%. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm cao (chiếm 48,19%) trong đó viêm không đặc hiệu chiếm phần lớn 87,5%, viêm đặc hiệu chiếm 12,5% tập trung chủ yếu ở độ tuổi ≥ 55 ; loạn sản, ASC thấp chiếm từ 2-7%.


Kết luận: Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2024 cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị viêm cổ tử cung - âm đạo chiếm tỷ lệ cao 48,19% ; loạn sản độ thấp (7,23%), ASC là 2 trường hợp (2,41%).Các trường hợp này cần kiểm tra định kỳ, sinh thiết chẩn đoán điều trị và theo dõi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lâm Đức Tâm (2015), “ Khảo sát đặc điểm của các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Phụ sản, Tập 13, số 1,tr64-69.
[2] Lê Thị Kiều Dung, Trần Thị Lợi, (2006), “Mối liên quan giữa nhiễm các loại HPV với tân sinh trong biểu mô cổ tử cung”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề Ngoại Sản, tập 9, phụ bản số 1, tr. 130- 134.
[3] Nguyễn Vũ Quốc Huy (2006), “Tiếp cận phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 550, tr. 33- 43.
[4] Vũ Thị Nhung (2006). Khảo sát tình hình nhiễm các týp HPV (Human Papilloma Virus) ở phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Y học TP Hồ Chí Minh, Phụ bản chuyên đề ung bướu học, Tập 10, số 4, trang 402-407.
[5] Châu Thị Khánh Trang (2005); ”Viêm âm đạo do những tác nhân gây bệnh thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Chăm trong tuổi sinh đẻ tỉnh Ninh Thuận 2004”. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa II, 2005.
[6] Lê Phong Thu, “Kết quả tế bào cổ tử cung - âm đạo của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên năm 2018-2018,”Tạp Chí Học Việt Nam, vol. 472, pp. 470–476, Nov. 2028
[7] Nguyễn Tuấn Hưng, Trần Văn Thuần, “Kết quả khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh thành giai đoạn 2008-2010.,” Tạp Chí Học Thực Hành, vol.4, pp. 61–63, 2012.
[8] Huỳnh Bá Tân, “Xây dựng mạng lưới sàng lọc ung thư cổ tử cung tại y tế cơ sở thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic (VIA),” Tạp Chí Phụ Sản, vol. 10, no. 2, pp. 163–172, 2018.
[9] Nguyễn Vũ Quốc Huy và cộng sự (2012), “Phát hiện thương tổn tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi axít axêtic”, Tạp chí Phụ Sản, tập 7, số 2, tr. 58- 65 X.
[10] S. Yang, W. Zhao, H. Wang, Y. Wang, J. Li, and Wu, “Trichomonas vaginalis infectionassociated risk of cervical cancer: A metaanalysis,” Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol.vol.
228, pp. 166–173, Sep. 2018, doi:10.1016/j.ejogrb.2018.06.031.