52. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT DO VIÊM TÚI MẬT CẤP SAU DẪN LƯU TÚI MẬT RA DA TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Đỗ Ngọc Quế Anh1, Nguyễn Thị Tâm Nhi2, Phạm Duy Tài2, Mai Hoàng Anh3, Lê Thanh Nghị1, Nguyễn Khánh Vân1, Đỗ Kim Quế1
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường Đại học Võ Trường Toản
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da hiện nay đã được nhiều trung tâm công nhận giúp làm giảm tình trạng viêm của túi mật và được xem là bước điều trị tạm thời trước khi tiến hành cắt túi mật hoặc có thể là một biện pháp triệt để trên những bệnh nhân nhiều yếu tố nguy cơ không phẫu thuật được.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật sau dẫn lưu túi mật.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 35 bệnh nhân viêm túi mật cấp do sỏi được phẫu thuật nội soi cắt túi mật sau dẫn lưu túi mật tại khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2022 đến tháng 05/2024.


Kết quả: Tuổi trung bình là 71,14 ± 12,6 tuổi. Tỷ lệ Nam/nữ 1,2/1. Tiền sử phẫu thuật bụng chiếm 11,4%, bệnh lý nội khoa phối hợp 91,4%, trong đó bệnh tim mạch (80%), đái tháo đường (40%) chiếm ưu thế. ASA III chiếm tỷ lệ nhiều nhất 42,9%. 28/35 bệnh nhân (80%) được dẫn lưu túi mật trước 72 giờ sau khi được chẩn đoán. Hầu hết các bệnh nhân đều mang ống trên 6 tuần (85,75). Thời gian phẫu thuật trung bình 128 ± 46,5 phút. Lượng máu mất trung bình 24,3 ± 15,3 ml. Biến chứng trong phẫu thuật 5,8%, 1 trường hợp (2,9%) tổn thương đường mật chính, 1 trường hợp (2,9%) tổn thương tá tràng. Biến chứng sau phẫu thuật 5,7%, là 2 trường hợp rò mật. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ 6,5 ± 2,6 ngày.


Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật sau dẫn lưu túi mật có tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ tai biến và biến chứng chu phẫu thấp. Dẫn lưu túi mật là phương pháp điều trị hiệu quả, dễ thực hiện và an toàn cho những trường hợp VTMC không thể phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Mạnh An, "Đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp do sỏi bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi".
[2] Trần Thị Chính (2002), "Sinh lý bệnh quá trình viêm", Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 202-218.
[3] Đỗ Kim Sơn (2003), "Nghiên cứu nguyên nhân và phương pháp sử lý tai biến và biến chứng của phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Việt Đức", Ngoại khoa(3), tr. 9-13.
[4] Jun Nakajima, Akira Sasaki, Toru Obuchi và các cộng sự. (2009), "Laparoscopic subtotal cholecystectomy for severe cholecystitis", Surgery today. 39, tr. 870-875.
[5] Đặng Văn Sô Đa, Nguyễn Văn Hai và Nguyễn Minh Hiệp (2023), "Đặc điểm lâm sàng và một số kết quả trong điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật ở bệnh nhân có bệnh mạn tính", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ (69), tr. 112-120.
[6] Trần Văn Phơi (2003), "Thủng túi mật trong cắt túi mật nội soi", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 7(1), tr. 39-42.
[7] Nicholas G Csikesz, Jennifer F Tseng và Shimul A Shah (2008), "Trends in surgical management for acute cholecystitis", Surgery. 144(2), tr. 283-289.
[8] Callery M (2013), "One appraisal of the efficacy of percutanenous cholecystostomy", HPB(Oxford). 15(7), tr. 529.
[9] Nguyễn Văn Qui và Phạm Văn Năng (2013), "Cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp", Y học thực hành(6), tr. 32-34.
[10] Võ Hồng Sở (2010), "Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm túi mật cấp do sỏi", Tạp Chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh 2010. 14(2), tr. 40-42.
[11] Jun Nakajima, Akira Sasaki, Toru Obuchi và các cộng sự. (2009), "Laparoscopic subtotal cholecystectomy for severe cholecystitis", Surgery today. 39, tr. 870-875.
[12] Nguyễn Tuấn Ngọc (2022), "Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm túi mật cấp do sỏi đã dẫn lưu", Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 1(1), tr. 116-121.
[13] Tamotsu Kuroki, Mampei Yamashita, Takashi Hamada và các cộng sự. (2021), "Timing of percutaneous transhepatic gallbladder drainage in elective laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis", Acta Medica Nagasakiensia. 65(1), tr. 1-5.
[14] Mohammad A Khasawneh, Andrea Shamp, Stephanie Heller và các cộng sự. (2015), "Successful laparoscopic cholecystectomy after percutaneous cholecystostomy tube placement", Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 78(1), tr. 100-104.
[15] Lê Quan Anh Tuấn (2020), "Percutaneous transhepatic gallbladder drainage followed by laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis", Tạp chí ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam. 10(04).
[16] Nguyễn Văn Hải (2005), "Kết quả cắt túi mật nội soi trong viêm túi mật cấp", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 9(2), tr. 109-113.