5. NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG TRONG ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP Ở BỆNH NHÂN ≥ 80 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Nội soi mật tụy ngược dòng (Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography: ERCP) là một kỹ thuật giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường mật, tụy trong đó có dẫn lưu mật trong điều trị cấp cứu viêm đường mật cấp (VĐMC).
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị và tính an toàn kỹ thuật ERCP trong điều trị cấp cứu viêm đường mật cấp ở bệnh nhân ≥ 80 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca trên các bệnh nhân từ 80 tuổi được thực hiện ERCP để dẫn lưu mật trong điều trị cấp cứu VĐMC tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM trong thời gian 12/2022 – 11/2023.
Kết quả: 24 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình 88,7 ± 7,8, cao nhất là 98 tuổi. Hơn 90% bệnh nhân ≥ 80 tuổi mắc các bệnh kèm theo ASA – II, III. 100% bệnh nhân ≥ 80 tuổi VĐMC mức độ trung bình và nặng theo hướng dẫn Tokyo 2018. Tỷ lệ thông vào đường mật thành công là 83,3%. Tỷ lệ đặt nòng dẫn lưu đường mật thành công là 100%. Tỷ lệ lấy hết sỏi là 44,4%. Tỷ lệ tai biến của ERCP trong nghiên cứu khoảng 20 %, trong đó viêm tụy cấp là 10 %, các tai biến đa số đều được điều trị nội khoa.
Kết luận: ERCP là kỹ thuật can thiệp qua nội soi khá an toàn và hiệu quả trong điều trị cấp cứu viêm đường mật cấp ở bệnh nhân cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi mật tụy ngược dòng
Tài liệu tham khảo
[2] Kiều Văn Tuấn, Trần Hữ Vinh và cs (2013), “Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường mật do sỏi bằng phương pháp lấy sỏi và dẫn lưu đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng”. Y học thực hành, 893 (11), 147-151.
[3] Nguyễn Cao Cương, Trần Vĩnh Hưng và cs (2018), “Kết quả điều trị cấp cứu viêm đường mật cấp do sỏi”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 22 (2), 443-449.
[4] Nguyễn Tiến Lĩnh, Huỳnh Việt Trung và cs (2022), “Nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị cấp cứu viêm đường mật cấp ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tim mạch – Lão khoa Bệnh viện Thống Nhất năm 2022, 375-380.
[5] Dương Xuân Nhương và cs (2012), “Hiệu quả bước đầu của nội soi mật – tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện 103”. Tạp chí Y Dược học quân sự, số 1, 100-104.
[6] Thân Trọng Long và cs (2016), “Kết quả bước đầu ứng dụng ERCP trong điều trị một số bệnh lý mật, tụy”. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, số 31, 116-131.
[7] Masci E., Toti G., Mariania A., et al (2001), “Complications of diagnostic anh therapeutic ERCP: A prospective multicenter study”, Am J Gastroenterol, 92 (2), 417-423.