10. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ Ở NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN HỔ MANG CẮN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ THÁNG 7/2023 ĐẾN THÁNG 6/2024

Đặng Văn Dương1, Nguyễn Trung Nguyên2, Hà Trần Hưng3
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân bị rắn hổ mang (Naja spp) cắn điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 117 người bệnh bị rắn hổ mang cắn.


Kết quả: Phần lớn bệnh bị rắn hổ N.atra chiếm 70,9%, bị cắn ở tay với 82,1%; vết cắn với 1 dấu răng chiếm một nửa số người bệnh (50,4%). Biểu hiện lâm sàng tại chỗ cho thấy biểu hiện đau có 94,9% người bệnh, trong đó điểm đau trung bình 6,2 ± 2,3, trung vị 7. Sưng nề chiếm 80,3% người bệnh, trong đó chênh lệch vòng chi trung bình 1,6±1,9 cm, trung vị 1 cm. Lan xa có 82,9% người bệnh, diện tích lan xa trung bình 15,9 ± 11,7 cm2, trung vị 12 cm2. Hoại tử có 58,1% người bệnh, diện tích hoại tử trung bình 10,2 ± 16,9 cm2, trung vị 4 cm2.


Kết luận: Có nhiều hình thái tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn như đau, sưng nề, lan xa và hoại tử.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Văn Đính and Nguyễn Quốc Anh (2019), Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà Xuất bản Y học - Bộ Y tế, Hà Nội.
[2] Nguyễn Kim Sơn (2001), Cẩm nang cấp cứu, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
[3] Asia R.O. for S.-E. and Organization W.H. (2016), Guidelines for the management of snakebites, WHO Regional Office for SouthEast Asia, India.
[4] Vũ Văn Đính and Nguyễn Kim Sơn (1998). Tài liệu tóm tắt Hội nghị về rắn độc và điều trị bệnh nhân rắn độc.
[5] Norris R.L. (1995). Bite marks and the diagnosis of venomous snakebite. Wilderness Environ Med, 6 (2), 159–161.
[6] Nguyễn Kim Sơn (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị một số rắn độc trên cạn cắn thuộc họ rắn hổ (elapidae) ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Hội.
[7] Nguyễn Trung Nguyên (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ nọc độc trong máu và giá trị của xét nghiệm nhanh trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, Luận án Tiến sỹ Y học, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108.
[8] Phạm Thị Việt Dung và Nguyễn Quốc Mạnh (2022). Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn. Tạp chí Y học Việt Nam, 512 (2).
[9] Wang W., Chen Q.-F., Yin R.-X., et al. (2014). Clinical features and treatment experience: A review of 292 Chinese cobra snakebites. Environ Toxicol Pharmacol, 37 (2), 648–655.
[10] Chang K.-P., Lai C.-S., and Lin S.-D. (2007). Management of Poisonous Snake Bites in Southern Taiwan. The Kaohsiung Journal of Medical Sciences, 23 (10), 511–518.
[11] Zhang S.X. and Schmidt H.M. (1993). Clinical anatomy of the subcutaneous veins in the dorsum of the hand. Ann Anat, 175 (4), 381–384.
[12] Guo M.P., Wang Q.C., and Liu G.F. (1993). Pharmacokinetics of cytotoxin from Chinese cobra (Naja naja atra) venom. Toxicon, 31 (3), 339–343.
[13] Nguyễn Đức Phúc và Nguyễn Văn Thuỷ (2022). Đánh giá hiệu quả điều trị rắn hổ 74 mang cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. VMJ, 517 (1)