8. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA DO DEMODEX SPP.

Nguyễn Ngọc Vinh1, Đỗ Trung Dũng2, Huỳnh Hồng Quang1, Nguyễn Thị Thanh Quyên1
1 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm da do Demodex spp.


Phương pháp:Thiết kế nghiên cứu ngang mô tả


Kết quả: Tổng số 93 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu, tổn thương cơ bản hay gặp mụn mủ 38 ca (40,9%), ban đỏ, dát đỏ 29 ca (31,2%), vảy da 59 ca (63,4%), sẩn cục 22 ca (23,7%). Triệu chứng lâm sàng viêm da đa dạng gồm ngứa 81 ca (87,1%), châm chích 73 ca (78,5%), kiến bò 78 ca (83,9%), rụng tóc 3 ca (3,2%) và 1 ca rụng lông mi-mày (1,1%). Vị trí thương tổn phần lớn ở da mặt, đầu, cằm, cổ và tai là 84 ca (90,3%), ngực và lưng 7 ca (7,5%), bờ mi mắt 2 ca (2,2%). Thể viêm da dạng trứng cá 45 ca (48,4%), viêm da dầu-sẩn cục 31 ca (33,3%), viêm nang lông dạng vảy phấn 24 ca (25,6%), trứng cá đỏ thể u hạt 8 ca (8,6%). Viêm da mức độ nhẹ và trung bình lần lượt 48 ca (51,6%) và 42 ca  (45,2%). Mật độ Demodex spp. từ (>5-<10 con/vi trường) là 75 ca (80,7%), ngưỡng (≥10-<15) là 13 ca (13,9%), ngưỡng (≥15-<20) là 3 ca (3,3%) và ≥ 20 con là 2 ca (2,1%).


Kết luận: Triệu chứng lâm sàng và thương tổn cơ bản đa dạng trên bệnh nhân viêm da do Demodex spp., nênbác sỹ cần chẩn đoán phân biệt với các rối loạn da khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thảo Hiền, Văn Thế Trung(2017). Đặc điểm lâm sàng và tình trạng nhiễm Demodex spp. trên bệnh nhân trứng cá đỏ khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh,21(1):9-15.
[2] Phan Xuân Hiền, Trần Phủ Mạnh Siêu, Nguyễn Tấn Dũng (2024). Tỷ lệ nhiễm Demodex spp. và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm da mặt đến khám tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng.Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 536, No.2, 2024.
[3] Huỳnh Hồng Quang, Trần Ngọc Duy, Nguyễn Ngọc Vinh (2020). Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng ở bệnh nhân tổn thương da do ký sinh trùng chân khớp Demodex spp. Tạp chí của Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Số 01 (29)/2020, ISSN
0866-7829, tr. 41-48.
[4] Phạm Thị Bảo Trâm, Phạm Thanh Thảo, Huỳnh Văn Bá(2022). Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm, Demodex, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của mụn trứng cá tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021. Da liễu học, số 38, tr. 34-41
[5] Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Chương (2013). Một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân có tổn thương da do ký sinh trùng chân khớp Demodex spp. Tạp chí Phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số3, tr.50-58.
[6] Aktas Karabay E, Aksu C ̧erman A.(2020). Demodex folliculorum infestations in common facial dermatoses: Acne vulgaris, rosacea, seborrheic dermatitis. An Bras Dermatol.;95:187-93.
[7] Anon Paichitrojjana, Anand Paichitrojjana et al., (2023). Case series of demodicosis in acne vulgaris patients. Clinical, Cosmetic and Investigational Dermatology, (16) 3363-3368.
[8] Yazisiz H, Cekin Y, Koclar FG et al., (2019). The presence of Demodex spp. in patients with dermatologic symptoms of the face. Turkiye Parazitol Derg,43(3):143-8.
[9] Fen Wei, Kevin J. Varghese, Song Zhang, Jian Jiang, Hongxiang C. (2024). Evidence for the clinical association between Demodex and rosacea: A review. Dermatology;240:95-102.