3. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH NẤM MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (2022-2024)

Ngũ Thị Thắm1, Vũ Văn Du2, Quế Anh Trâm3
1 Bệnh viện Thái Thượng Hoàng
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
3 Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đề tài: Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.


Mục tiêu: Mô tả tình trạng mắc nấm miệng và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS.


Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích.


Kết quả: Từ 393 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú và ngoại trú qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cho kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS là 10,7% (42/393). Các yếu tố có liên quan với bệnh nấm miệng qua phân tích tương quan đa biến gồm: Số lần trải răng: [9,057: 1,205- 68,075, p < 0,05]; Đeo răng giả: [15,104:2,840-80,339, p < 0,01]; Bệnh nhân điều trị nội trú: [11,970: 3,855 – 37,145, p < 0,01]; Giai đoạn HIV/AIDS: [8,363: 2,217 – 31,552, p < 0,01].


Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS là 10,7%, các yếu tố về vệ sinh răng miệng, giai đoạn HIV/AIDS, đeo răng giả, điều trị nội trú có liên quan với tình trạng nhiễm nấm miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đại học Y Hà Nội (2016). Bài giảng bệnh truyền nhiễm. Nhà XB Y học, Hà Nội
[2] Nguyễn Ngọc Thiên Hương và CS (2007), Những tổn thương niêm mạc miệng liên quan với nhiễm HIV ở người cai nghiện ma túy, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. Tập11 (2), Tr.200- 205
[3] Kwamin F, Nartey NO, Codjoe FS, et al. Distribution of Candida species among HIV-positive patients with oropharyngeal Candidiasis in Accra, Ghana. J Infect Dev Ctries 2013; 7: 41–45. Crossref. PubMed.
[4] Taverne-Ghadwal L, Kuhns M, Buhl T, et al. Epidemiology and prevalence of oral Candidiasis in HIV patients from Chad in the Post-HAART Era. Front Microbiol 2022; 13: 844069. Crossref. PubMed.
[5] Mulu A, Kassu A, Anagaw B, et al. Frequent detection of ‘azole ’ resistant Candida species among late presenting AIDS patients in northwest Ethiopia. BMC Infect Dis 2013; 13: 82. Crossref. PubMed. ISI.
[6] Ambe NF, Longdoh NA, Tebid P, et al. The prevalence, risk factors and antifungal sensitivity pattern of oral Candidiasis in HIV/AIDS patients in Kumba District Hospital, South West Region, Cameroon. Pan Afr Med J 2020; 36: 23. Crossref. PubMed.
[7] Agwu E, Ihongbe JC, McManus BA, et al. Distribution of yeast species associated with oral lesions in HIV-infected patients in Southwest Uganda. Med Mycol 2012; 50: 276–280. Crossref. PubMed
[8] UNAIDS (2023). UNAIDS data 2023, from https://www.unaids.org/en/resources/fact-sheet
[9] Bộ y tế (2024). Cục phòng, chống HIV/AIDS https://vaac.gov.vn/files/qd-612-ban-hanh-khphong-chong-HIV-2024-1.pdf
[10] Maeve M. Coogan end et al (2005). Oral lesions in infection with human immunodeficiency virus.
[11] H. K. Kroemer end et al (2015), Epidemiology and prevalence of oral Candidiasis in HIV patients from Chad.