31. THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Thị Nhâm1, Đỗ Trung Dũng1, Lê Tuyết Nhung1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn ổ bụng là bệnh lý cấp tính thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao trong đơn vị hồi sức tích cực ngoại khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Việc xác định căn nguyên gây bệnh, mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn rất quan trọng trong định hướng điều trị sớm bằng kháng sinh kinh nghiệm.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực 1 và 2, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024. Mẫu bệnh phẩm được lấy trong quá trình phẫu thuật hoặc dưới siêu âm gửi vi sinh để nuôi cấy và định danh vi khuẩn.


Kết quả: có 47 bệnh nhân đủ điều kiện trong nghiên cứu. Các bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng phải nhập khoa hồi sức thường trong tình trạng sốc với điểm SOFA trong 24 giờ khi nhập khoa là 8 ± 3,9, nguyên nhân chấn thương chiếm 30%, thời gian điều trị trung bình là 17 ngày, tỷ lệ tử vong lên tới 34%. Có 52 chủng vi khuẩn phân lập được, trực khuẩn Gram âm chiếm 65,4%. Ba chủng vi khuẩn hay gặp nhất trong nhiễm khuẩn ổ bụng là các Enterococcus (28,8%), Escherichia coli (23%), Klebsiella (25%). Tỷ lệ các vi khuẩn kháng với Ampicillin 87%, Ciprofloxacin 79,4%. Các Enterococcus kháng với Tigecycline 78,5%, có 1 mẫu kháng Vancomycin. Nhóm các vi khuẩn Klebsiella, Acinetobacter, Pseudomonas có mức độ kháng kháng sinh mạnh nhất, kháng Meronem 93,3%, kháng Ciprofloxacin và Levofloxacin 92,5%.


Kết luận: Các bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng nhập khoa hồi sức thường trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, điều trị dài ngày, tỷ lệ tử vong cao. Các vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân gây bệnh thường gặp (65,4%), mức độ kháng kháng sinh cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Blot S, Antonelli M, Arvaniti K et al, Epidemiology of intra-abdominal infection and sepsis in critically ill patients: “AbSeS”, a multinational observational cohort study and ESICM Trials Group Project, Intensive Care Med, 2019, 45(12): 1703-1717. doi:10.1007/s00134-019-05819-3.
[2] Perrone G, Sartelli M, Mario G et al, Management of intra-abdominal-infections: 2017 World Society of Emergency Surgery guidelines summary focused on remote areas and low-income nations, Int J Infect Dis IJID Off Publ Int Soc Infect Dis., 2020, 99: 140-148. doi:10.1016/j.ijid.2020.07.046.
[3] Sartelli M, Chichom-Mefire A, Labricciosa FM et al, The management of intra-abdominal infections from a global perspective: 2017 WSES
guidelines for management of intra-abdominal infections, World J Emerg Surg WJES, 2017, 12:29. doi:10.1186/s13017-017-0141-6.
[4] Tuyến NT, Đào TTA, Hòa VĐ và CS, Phân tích hiệu quả của Tigecyclin trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng trên bệnh nhân nặng tại khoa Hồi
sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Published online, 2020.
[5] Ái ĐQ, Hằng HTT, Nghiên cứu thực trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 526(1A). doi:10.51298/vmj. v526i1A.5363.
[6] Vũ TD, Đặng QT, Tình hình nhiễm vi khuẩn Gram âm ở bệnh nhân mới vào khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2020-2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 507(2). doi:10.51298/vmj.v507i2.1465
[7] Thắng NT, Khâm VV, Quốc LM, Giang NT, Đánh giá thực trạng tăng áp lực ổ bụng trên 50 bệnh nhân sau phẫu thuật bụng có sốc nhiễm
khuẩn, Tạp chí Y học Quân sự, 2024, (370): 4-4. doi:10.59459/1859-1655/JMM.451.
[8] Kołpa M, Wałaszek M, Gniadek A, Wolak Z, Dobroś W, Incidence, Microbiological Profile and Risk Factors of Healthcare-Associated Infections in Intensive Care Units: A 10 Year Observation in a Provincial Hospital in Southern Poland, Int J Environ Res Public Health, 2018,
15(1): 112. doi:10.3390/ijerph15010112.