43. KẾT QUẢ QUẢN LÝ CAN THIỆP VỆ SINH PHÒNG HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2022

Phạm Thanh Vũ1, Nguyễn Thiện Toàn2, Nguyễn Thị Thùy Dương3, Nguyễn Văn Tập4, Phạm Nhựt Trọng4, Lê Thị Ngọc4
1 Phân Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam
2 Bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh
3 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
4 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả quản lý can thiệp vệ sinh phòng học ở một số trường tiểu học tại đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 – 2022.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, khảo sát học sinh tiểu học dân tộc Khmer từ khối lớp 1 đến khối lớp 4, bàn ghế và ánh sáng tất cả các phòng học của hai trường tiểu học can thiệp và hai trường tiểu học đối chứng tại đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2022.


Kết quả nghiên cứu: Trước can thiệp, tỷ lệ kích thước bàn ghế phù hợp chiều cao của học sinh thấp (17,7% ở trường đối chứng và 17,4% ở trường can thiệp), sau khi thực hiện biện pháp điều chỉnh kích thước bàn ghế để phù hợp theo chiều cao của từng học sinh, kết quả cho thấy hầu hết bàn ghế tại 2 trường can thiệp đã phù hợp với chiều cao học sinh (đạt 93%), trong khi ở 2 trường đối chứng thay đổi tỷ lệ này thấp (28,0%), DiD là 65,3% (p < 0,05). Về cường độ chiếu sáng, trước can thiệp, tỷ lệ chỗ ngồi học sinh đạt cường độ ánh sáng ≥ 300 Lux là thấp (ở 2 trường đối chứng là 72% và ở 2 trường can thiệp là 70,3). Sau can thiệp ở 2 trường can thiệp đạt 100%, tại 2 trường đối chứng thì tỷ lệ đạt 80%, DiD là 21,7% (p < 0,05).


Kết luận: Kết quả quản lý can thiệp vệ sinh phòng học có hiệu quả, tỷ lệ bàn ghế phù hợp với chiều cao học sinh tăng DiD là 65,3%. Tỷ lệ ánh sáng phòng học đạt từ 300 lux trở lên ở mọi điểm tại phòng học tăng lên DiD là 27,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ngọc Minh. Sinh kế của người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng [Luận văn Thạc sỹ Xã hội học]: Học viện Khoa học Xã hội; 2018.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16 tháng 06 năm 2011 về hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông. Hà Nội; 2011.
[3] Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nguyễn Huy Nga, Chu Văn Thăng, Chử Phương Thúy. Thực trạng vệ sinh phòng học tại trường trung học cơ sở phụng châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng. 2022;Tập 32, Số 2:tr.110-5.
[4] Nguyễn Văn Lơ, Kim Thị Huy, Nguyễn Bá Phùng Hưng, Nguyễn Bảo Quốc. Nghiên cứu thực trạng vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại các trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2012. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh; 2013.
[5] Nguyễn Văn Trung. Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2014. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Trường Đại học Trà Vinh; 2014.
[6] Lưu Văn Dưỡng. Đánh giá việc triển khai một số hoạt động Y tế trường học ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang năm 2016 [Luận văn chuyên khoa II Tổ chức và Quản lý y tế]: Đại học Y tế Công cộng Hà Nội; 2016.
[7] Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Triệu Thị Thơm, Nguyễn Việt Quang. Thực trạng y tế học đường và kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ phụ
trách y tế học đường ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 2011(Số 89):tr.203- 8.
[8] Lê Thị Thanh Hương. Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học phổ thông tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ năm học 2007 - 2008
[Luận văn Thạc sĩ Y học]: Đại học Y Hà Nội; 2008.
[9] Nguyễn Cảnh Phú. Nghiên cứu thực trạng công tác Y tế trường học tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học thực hành. 2013;872(6):tr. 25-7.