40. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng quan các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp, phân tích ưu nhược điểm của từng công cụ, và đề xuất những phương pháp phù hợp cho việc áp dụng trong thực tiễn lâm sàng tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng trình bày một số kết quả sơ bộ từ nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đây liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đồng thời đánh giá các thang đo chất lượng cuộc sống như WHOQoL-BREF, SF-36, FACT-G, và EORTC QLQ-C30. Các kết quả sơ bộ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thu thập thông qua bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30.
Kết quả: Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống hiện tại đều có những ưu và nhược điểm riêng, trong đó EORTC QLQ-C30 được đánh giá là phù hợp hơn cả cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp do tính đặc thù và độ nhạy cao trong việc phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, mất ngủ và đau đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Kết luận: Việc lựa chọn và sử dụng các thang đo chất lượng cuộc sống phù hợp là cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Các công cụ cần được kiểm định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, ung thư tuyến giáp
Tài liệu tham khảo
[2] Navah Z Ratzon, Beatrice Uziely, Angela GEM de Boer, Yakir Rottenberg (2016) "Unemployment risk and decreased income two and four years after thyroid cancer diagnosis: A population-based study". Thyroid, 26 (9), 1251-1258.
[3] Christel Hedman, Therese Djärv, Peter Strang, Catharina Ihre Lundgren (2017) "Effect of thyroid-related symptoms on long-term quality of life in patients with differentiated thyroid carcinoma: A population-based study in Sweden". Thyroid, 27 (8), 1034-1042.
[4] Brooke Nickel, Tessa Tan, Erin Cvejic, Peter Baade, Donald SA McLeod, Nirmala Pandeya, et al. (2019) "Health-related quality of life after diagnosis and treatment of differentiated thyroid cancer and association with type of surgical treatment". JAMA otolaryngology–head & neck surgery, 145 (3), 231-238.
[5] Ferrell, B. R, Dow, K. H, Grant (1995) "Measurement of the quality of life in cancer survivors". Qual Life Res, 4 (6), 523-31.
[6] Roth EM, Lubitz C, Swan JS, James BC (2020) "Patient-Reported Quality-of-Life Outcome Measures in the Thyroid Cancer Population".
Thyroid, 30 (10), 1414-1431.
[7] Treanor C, Donnelly M (2015) "A methodological review of the Short Form Health Survey 36 (SF-36) and its derivatives among breast cancer
survivors". Qual Life Res, 24 (2), 339-62.
[8] Haraldstad K, Wahl A, Andenaes R, J. R. Andersen, M. H. Andersen, E. Beisland, et al. (2019) "A systematic review of quality of life research
in medicine and health sciences". Qual Life Res, 28 (10), 2641-2650.
[9] Tran Thanh Vy, Tran Le Thi Thanh Nam, Lam Thao Cuon, Ho Tat Bang (2023). Health-Related Quality of Life After Thyroid Cancer Surgery: A Single-Center, Cross-Sectional Study in Southern Vietnam. Cureus; 15(6):e40496. doi: 10.7759/cureus.40496. PMID: 37461749; PMCID: PMC10349926.
[10] Đậu Thị Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh (2022). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú và thế nang sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 151:63-72. 10.52852/tcncyh.v151i3.604
[11] Trần Đức Toàn, Ngô Xuân úy, Ngô Quốc Duy, Lê Thế Đường, Lê Văn Quảng (2023). Chất lượng cuộc sống bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp được phẫu thuật nội soi qua tiền đình miệng tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam. 523, 2 doi:10.51298/vmj.v523i2.4564