35. QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH QUAY TRỞ LẠI KHOA CẤP CỨU NGOÀI KẾ HOẠCH TRONG VÒNG 72 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN TÂN PHÚ, NĂM 2019

Lương Văn Sinh1, Bùi Thị Nhi1, Hoàng Thị Phương Thảo1
1 Bệnh viện quận Tân Phú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả quản lý người bệnh quay trở lại Khoa cấp cứu ngoài kế hoạch trong vòng 72 giờ và một số yếu tố tương quan tại Bệnh viện quận Tân Phú, năm 2019.


Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu thu thập dữ liệu người bệnh đến Khoa cấp cứu, Bệnh viện Quận Tân Phú bằng phần mềm quản lý bệnh viện Hsoft từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.


Kết quả: Có 22.417 người bệnh đủ điều kiện, người bệnh quay lại trong 72 giờ là 340 người bệnh, chiếm 1,5%. Một số đặc điểm khác biệt giữa hai nhóm người bệnh quay lại và không quay lại khoa cấp cứu trong 72 giờ: Nhóm người quay lại có tuổi trung bình cao hơn 49 ± 19 (p < 0,01), nữ chiếm nhiều hơn nam (p < 0,01), thanh toán bằng bảo hiểm y tế cao hơn (p < 0,001), thời gian nằm viện cấp cứu dài hơn (p < 0,01) và thời gian nằm viện trên 120 phút chiếm tỷ lệ cao (p < 0,01). Các bệnh nhiễm trùng đường ruột, sốt xuất huyết, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp và rối loạn tiêu hóa có tỷ lệ cao hơn (p < 0,01). Nhóm người bệnh trở lại cấp cứu, phải nhập viện là 71,18%. Người bệnh có bảo hiểm y tế, được chẩn đoán 1 trong 5 bệnh (nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiền đình, sốt xuất huyết, tăng huyết áp và rối loạn tiêu hóa) có nguy cơ quay lại cao hơn các bệnh khác (p < 0,05). Người bệnh có thời gian nằm viện tại khoa cấp cứu ≥ 120 phút có OR = 1,31, p < 0,05 so với nhóm <120 phút.


Kết luận: Kết quả quản lý người bệnh quay lại khoa cấp cứu trong vòng 72 giờ cho thấy xu hướng là người bệnh lớn tuổi, nữ giới, sử dụng bảo hiểm y tế, nằm viện cấp cứu lâu hơn và mắc 5 bệnh lý gồm nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiền đình, sốt xuất huyết, tăng huyết áp và rối loạn tiêu hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Alberto Jiménez Puente, Antonio Lara-Blanquer, et al (2015) "Causes of 72-hour return visits to hospital emergency departments". Emergencias, 27, 287-293.
[2] Amy Hui Sian Chan, Shu Fang Ho, et al (2016) "Characteristics of patients who made a return visit within 72 hours to the emergency department of a Singapore tertiary hospital". Singapor Med J, 57 (6), 301-306
[3] CP Ng, CH Chung (2003) "An analysis of unscheduled return visits to the accident and emergency department of a general public hospital".
Hong Kong Journal of Emergency Medicine, 10(3)
[4] Debra White (5/2010) Seventy Two Hour Emergency Department Returns, Master of Nursing, Washington state university, 3.
[5] Guan Lin Goh, Peiqi Huang, et al (6/2016) "Unplanned reattendances at the paediatric emergency department within 72 hours: A one-year experience in KKH". Singapore Med J 57 (6), 307-313.
[6] Hassan Barzegari, Mohammad Ali Fahimi, Schwann Dehghanian, et al (2017) "Emergency Department Readmission Rate within 72 Hours after Discharge; a Letter to Editor". Emerg (Teharan), 5 (2), 64.
[7] Julius Cuong Pham, Thomas Dean Kirsch, et al (4/2011) "Seventy-two-hour Returns May Not be a Good Indicator of Safety in the Emergency Department: A National Study". Acad EmergMed, 18 (4), 390-397.
[8] Lisa Calder, Anita Pozgay, et al (2/2015) "Adverse events in patients with return emergency department visits". BMJ Qual Saf 24 (2), 142–148.
[9] Mazen El Sayed, Elsy Jabbour, et al (1/2016) "Discharge Against Medical Advice From the Emergency Department: Results From a Tertiary Care Hospital in Beirut, Lebanon". Medicine, 95(6)
[10] S Nunez, A Hexdall, et al (2006) "Unscheduled returns to the emergency department: An outcome of medical errors?". Qual Saf Health Care 15, 102–108.