25. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ VÀ TUỔI THỌ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1950-2021

Trần Thị Anh Thư1, Phan Thị Trúc Thùy2, Chế Thị Thúy Diệu3, Lâm Sơn Bảo Vi4, Dương Công Thịnh4, Nguyễn Thành Đạt5, Trần Thị Chiến6, Hoàng Thị Thùy Trang7, Ôn Thanh Hoàng1, Thông Thiên Sang8, Hồ Hoàng Vũ8, Nguyễn Thị Thanh Trúc8
1 Trung tâm Y tế Quận Bình Thạnh
2 Phân viện Khoa Học An Toàn Vệ Sinh Lao Động và Bảo Vệ Môi Trường Miền Nam
3 Bệnh viện đa khoa Đồng Nai
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 Bệnh viện Nhi Đồng 2
6 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
7 Bệnh viện Hùng Vương
8 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuổi thọ hay tuổi thọ trung bình sắp tới (còn gọi là kỳ vọng sống) là thước đo chính để đánh giá chất lượng sức khỏe của dân số. Nhìn chung, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để dự đoán tuổi thọ ở các quốc gia liên quan đến kinh tế và các yếu tố khác như giáo dục, giới tính, học vấn, môi trường, tuy nhiên nghiên cứu về quy mô dân số tác động đến tuổi thọ còn hạn chế.


Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa tổng số dân và tuổi thọ của Việt Nam từ năm 1950- 2021.


Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được trích xuất từ nguồn mở trên trang web của Liên Hợp Quốc. Số liệu được thu thập từ năm 1950 đến 2021 bao gồm tổng số dân, tuổi thọ và các biến số liên quan (tốc độ gia tăng dân số, mật độ dân số, và dân số thành thị).


Kết quả: Trong giai đoạn 1950 – 1975, kết quả phân tích cho thấy không có mối tương quan tuyến tính giữa các đặc điểm như tổng dân số, mật độ dân số, tốc độ gia tăng dân số và số dân thành thị với tuổi thọ. Ngược lại, trong giai đoạn 1976-2021, mô hình đa biến đã ghi nhận mối tương quan thuận giữa tổng dân số và tuổi thọ, mối tương quan nghịch giữa tốc độ gia tăng dân số và tuổi thọ.


Kết luận: Tổng dân số và tuổi thọ đều tăng mạnh từ năm 1950 đến 2021. Để nâng cao tuổi thọ trong giai đoạn đã ổn định dân số, cần tập trung phát triển các phương án kiểm soát tốc độ gia tăng dân số ở mức cân bằng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. Ageing and health. World Health Organization website. Published July 10, 2023. Accessed July 10, 2023. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/ageing-and-health
[2] Macrotrends. World Life Expectancy 1950- 2023. Published July 10, 2023. Accessed July 10, 2023. https://www.macrotrends.net/countries/WLD/world/life-expectancy
[3] Roffia P, Bucciol A, Hashlamoun S. Determinants of life expectancy at birth: A longitudinal study on OECD countries. Int J Health Econ
Manag. 2023;23(2):189-212. doi:10.1007/s10754-022-09338-5
[4] Anh Nguyen. Factors affecting life expectancy in Vietnam, Laos, Cambodia. Global Journal of Public Health Medicine. 2022;4(1):537-546. doi:https://doi.org/10.37557/gjphm.v4i1.137
[5] United Nations. World Population Prospects - Population Division. Accessed June 25, 2023. https://population.un.org/wpp/Download/Standard/MostUsed/
[6] United Nations. World Urbanization Prospects - Population Division. Accessed June 25, 2023. https://population.un.org/wup/Download/
[7] World Health Organization. Indicator Metadata Registry List. Accessed September 27, 2023. https://www.who.int/data/gho/indicator-metadata-registry
[8] World Data. Average life expectancy by country. Worlddata.info. Published July 10, 2023. Accessed July 10, 2023. https://www.worlddata.
info/life-expectancy.php
[9] Rubi M, Bijoy MdHI, Bitto AK. Life Expectancy Prediction Based on GDP and Population Size of Bangladesh using Multiple Linear Regression and ANN Model. In:; 2021:1-6. doi:10.1109/ICCCNT51525.2021.9579594